Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 2) - Nguyễn Quang Hiển

pptx 25 trang thuongnguyen 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 2) - Nguyễn Quang Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_10_bai_31_cach_mang_tu_san_phap_cuoi_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 2) - Nguyễn Quang Hiển

  1. TRƯỜNG THPT THANH TUYỀN CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH 10 MÔN LỊCH SỬ Giáo viên: Nguyễn Quang Hiển Tổ: Sử - Địa - NT
  2. Bài 31 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (Tiết 2)
  3. II – TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG Vì sao quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy? Gợi ý: phái lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân chưa được cải thiện
  4. Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập. Vùng nông dân nổi dậy Trung tâm chống PK ở thành thị Phong trào nhân dân Pháp năm 1789
  5. 04/1792, liên quân Áo - Phổ tấn công nước Pháp.
  6. 09/1792, Quốc hội tuyên bố lập nền cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
  7. Phái Giacôbanh lên nắm quyền trong hoàn cảnh nào? Gợi ý: do phái Girôngđanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản; quần chúng nhân dân bao vây trụ sở Quốc hội, nhiều đại biểu Girôngđanh bị bắt nên chính quyền thuộc phái Giacôbanh.
  8. II – TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG 2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền công hòa được thành lập - Ngày 10/08/1792, phái Gi-rông-đanh - tư sản công thương lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng. - Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền Cộng hoà. - Ngày 21/01/1793, vua Lu-i XVI bị xử tử. - Mùa xuân năm 1793, nước Pháp đứng trước nhiều khó khăn (thù trong, giặc ngoài). - Ngày 02/06/1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
  9. Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn; liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
  10. là người lãnh đạo chủ chốt của phái Jacobin, đã đưa cách mạng lên đỉnh cao nhất; ông là luật sư ở A-rát (miền Bắc Pháp), nổi tiếng với tinh thần cách mạng ngoan cường và tính chính trực, liêm khiết nên thường gọi ông là “người không thể mua chuộc”. Rô-be-spie (1758-1794)
  11. Chính quyền Giacôbanh đã thực hiện những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài? Gợi ý: giải quyết vấn đề ruộng đất; Hiến pháp mới được thông qua-nước Cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ
  12. II – TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG 3. Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng - Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả: + Giải quyết ruộng cho nông dân và tiền lương cho công nhân. + Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ, xoá nạn đầu cơ tích trữ. + Ban hành lệnh tổng động viên, xoá bỏ các nghĩa vụ phong kiến - Vì nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước, phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và tiến hành xử tử vào ngày 27/07/1794.
  13. Do nội bộ phái Gia-cô-banh chia rẽ, cuộc đảo chính 27/07/1794, Rô-be-spie bị xử tử, cách mạng bị thoái trào. Rô-be-spie bị bắt
  14. II – TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG 4. Thời kì thoái trào Hãy cho biết tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27/07/1794? - Sau cuộc đảo chính ngày 27/07/1794, cách mạng bước vào thời kì thoái trào, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. - Tháng 11/1799 giai cấp tư sản đã đưa Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
  15. Tên hiệu: Napoleon I (15/08/1789) đăng quang ngày 02/12/1804; mất năm 1821.
  16. Sau nhiều năm chiến tranh, đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815), chế độ quân chủ được phục hồi. Trận Waterloo
  17. Tùy vào các mức giá khác nhau (thấp nhất là 6 euro đối với người lớn), khách du lịch có thể lựa chọn tham gia các hoạt động phong phú của khu du lịch. Nhưng lựa chọn không thể bỏ qua là leo 226 bậc thang để lên đỉnh “Đồi sư tử” (Butte du Lion). Ngọn đồi nhân tạo cao 40m này được đắp từ năm 1823 – 1826, tương truyền là nơi Hoàng tử Orange (sau này là vua Guillaume II) của Hà Lan bị thương trong trận đánh lịch sử Waterloo ngày 18/6/1815. Trên đỉnh ngọn đồi là một con sư tử, mặt hướng về nước Pháp.
  18. Lực lượng Kị binh Scotland xung kích trong trận Waterloo.
  19. Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Gợi ý: là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất; quần chúng nhân dân đưa cách mạng đến thành công
  20. III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII - Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. - Tuy Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xoá bỏ được chế độ phong kiến.
  21. CỦNG CỐ Câu 1. Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Giai cấp tư sản nắm quyền tuyệt đối. B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng tư sản. Câu 2. Cuộc cách mạng nào đã giải quyết tương đối thỏa đáng vần đề ruộng đất cho nông dân A. Cách mạng Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tư sản Anh. D. Cuộc thống nhất nước Đức.
  22. CỦNG CỐ Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng Mĩ (1775) và Cách mạng Pháp (1789) là ở A. tính chất. B. lực lượng. C. hình thức. D. quy mô. Câu 4. Ý nào không đúng về giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền đưa Cách mạng Pháp đến đỉnh cao? A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. C. Chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. Giải quyết triệt để những nhiệm vu của một cách mạng tư sản.
  23. CỦNG CỐ Câu 5. Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rô-be-spie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua cơn hiểm nghèo? A. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc. B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp. D. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”.
  24. CỦNG CỐ Vẽ sơ đồ minh họa tiến trình cách mạng tư sản Pháp- “phát triển theo đường đi lên”? Chuyên chính dân chủ Giacôbanh (1793 – 1794) Nền Cộng hòa Girôngđanh (09/1792 – 06/1799) Cộng hòa quân chủ lập hiến (07/1789 – 08/1792)
  25. Dặn dò - Về nhà học bài cũ. - Tìm hiểu các phát minh vĩ đại trong bài 32.