Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 22: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho miền Nam (1965-1972) - Đoàn Duy Chiến

pptx 21 trang thuongnguyen 9321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 22: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho miền Nam (1965-1972) - Đoàn Duy Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_12_bai_22_mien_bac_vua_chien_dau_chong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 22: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho miền Nam (1965-1972) - Đoàn Duy Chiến

  1. Chào mừng các bạn đến với phần thuyết trình của nhóm 2 Với sự đóng góp của : Đoàn Duy Chiến , Trần Anh Tuấn , Nguyễn Khánh Ly, Phùng Thị Thanh Huyền
  2. MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀO NĂM 1965-1968 I-MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ , VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1965- 1968) 1.Mỹ tiến hành bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. 2.Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại , vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
  3. II-MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT I-MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ CỦA MĨ , VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1965-1968) NHẤT CỦA MĨ , VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1965-1968) 1. Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc: -Âm mưu : + Nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. + Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. + Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền. - Thủ đoạn: - Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ (05/08/1964)” ném bom bắn phá một số nơi và đến 02/1965 lấy cớ “trả đũa” quân ta tiến công Mỹ ở Plây-ku, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. - Mỹ huy động không quân, hải quân và các vũ khí hiện đại khác đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, bệnh viện, nhà trẻ
  4. Tàu khu trục USS Maddox, tâm điểm trong "sự kiện Vịnh Bắc bộ" năm 1964.
  5. Sơ đồ hoạt động tàu khu trục Maddox ở Vịnh Bắc bộ
  6. Hình chụp từ tàu USS "Maddox" trong vụ việc, hiển thị ba tàu hải quân miền Bắc Việt Nam
  7. Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson -Lyndon Baines Johnson là một chính trị gia người Mỹ. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, tại vị trong giai đoạn 1963–1969. -Tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông tin chắc chắn rằng chính sách Kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vào lúc Kennedy qua đời, có khoảng 16.000 cố vấn Hoa Kỳ ở Việt Nam. Johnson đã tăng cường số lượng đó và mở rộng vai trò của họ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (khoảng 3 tuần sau khi Hội nghị của Đảng Cộng hòa năm 1964 đề cử Barry Goldwater tranh cử Tổng thống). Ông đã gia tăng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968. Số lượng tử trận của binh sĩ Hoa Kỳ cũng tăng lên. Trong hai tuần tháng 5 năm 1968, số lượng đó là 1.800 với tổng cộng thương vong là 18.000.
  8. Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã cho ra đời hồ sơ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – The Gulf of Tonkin
  9. Máy bay B.52 ném bom miền Bắc Việt Nam.
  10. Tốp máy bay F105 của Không quân Mỹ đang oanh tạc Bắc Việt Nam 1966
  11. HÀ NỘI BỊ TÀN PHÁ
  12. HÀ NỘI BỊ TÀN PHÁ
  13. I-MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ , VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1965-1968) 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại , vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương. a. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại - Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hóa toàn dân, đắp công sự, đào hầm, sơ tán để tránh thiệt hại về người và của, tiếp tục chiến đấu và sản xuất. Hễ địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ sản xuất. - Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân dân miền Bắc thi đua chống Mỹ, đạt nhiều thành tích lớn trong chiến đấu và sản xuất. Sau hơn 4 năm (5.08.1964 - 01.11.1968), miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (6 B52, 3 F111), loại khỏi vòng chiến hàng ngàn phi công, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải ngưng ném bom miền Bắc.
  14. b. Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương * Sản xuất Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm). - Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. - Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt. * Làm nghĩa vụ hậu phương - Miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. - Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến. Trong 4 năm (1965 - 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men , tăng gấp 10 lần so với trước.
  15. CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
  16. CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
  17. CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
  18. CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
  19. CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
  20. Để hiểu hơn về bài học mời các bạn xem đoạn video sau:
  21. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của bọn mình ! Xin trân thành cảm ơn. SEE YOU AGAIN