Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh (1945-2000)

ppt 57 trang thuongnguyen 4661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh (1945-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_12_chu_de_cac_nuoc_a_phi_mi_latinh_194.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh (1945-2000)

  1. CHỦ ĐỀ CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH (1945 - 2000)
  2. - Khái quát về phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Hệ thống lại nội dung kiến thức về Kiến quá trình xây dựng và phát triển đất thức nước của Trung Quốc, Ấn Độ, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. - Hiểu và phân tích được: Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Luyện tập • Bài tập minh họa.
  3. PHẦN I. ÔN TẬP KIẾN THỨC
  4. I. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở Á, PHI, MĨ LATINH TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. ĐIỀU KIỆN BÙNG NỔ
  5. - Mâu thuẫn dân tộc gay gắt. - Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. - Sự suy yếu của các nước đế quốc. - Chủ nghĩa xã hội → hệ thống thế giới. - Sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ của nhân loại tiến bộ.
  6. 1975 – 1999: Hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 1960 – 1975: Chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ về cơ bản. Chủ nghĩa thực dân mới bước đầu bị đánh bại. 1954 – 1960: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan vỡ từng mảng lớn. 1945 – 1954: Chủ nghĩa thực dân cũ bước 2. CÁC CÁC 2. ĐOẠN GIAI PHÁT TRIỂN đầu bị đánh bại.
  7. 3. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
  8. Là một nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại. VỊ TRÍ Là cuộc cách mạng xã hội vĩ đại.
  9. Ý NGHĨA Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Mở ra thời kì độc lập và xây dựng đất nước của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
  10. Làm bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc. Góp phần làm “xói mòn” và tan rã trật tự hai cực Ianta. Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
  11. 4. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
  12. THỜI GIAN GIÀNH ĐỘC LẬP Châu Á: Chủ yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Châu Phi: Chủ yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mĩ Latinh: Chủ yếu đầu thế kỉ XIX.
  13. LÃNH ĐẠO Châu Á: Giai cấp tư sản, giai cấp vô sản. Châu Phi: Giai cấp tư sản, có tổ chức lãnh đạo chung của châu lục. Mĩ Latinh: Giai cấp tư sản, giai cấp vô sản.
  14. ĐỐI TƯỢNG ĐẤU TRANH Châu Á: Thực dân Âu – Mĩ. Châu Phi: Thực dân châu Âu. Mĩ Latinh: chế độ độc tài thân Mĩ.
  15. MỤC TIÊU Châu Á: Giành độc lập dân tộc. Châu Phi: Giành độc lập dân tộc. Mĩ Latinh: củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc.
  16. NỘI DUNG Châu Á: Chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Châu Phi: Chống chủ nghĩa thực dân cũ. Mĩ Latinh: Chống chủ nghĩa thực dân mới.
  17. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP Châu Á: Phong phú dưới nhiều hình thức. Châu Phi: Chủ yếu qua thương lượng, đàm phán. Khu vực Mĩ Latinh: Phong phú, nhiều hình thức.
  18. II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC SAU KHI GIÀNH ĐỘC LẬP 1. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH – MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC (Từ năm 1978)
  19. HOÀN CẢNH
  20. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI CẢI CÁCH MỞ CỬA 1. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. 2. Tiến hành cải cách và mở cửa. 3. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN. 4. Hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.
  21. MỤC TIÊU Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
  22. THÀNH TỰU Kinh tế • Đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. • Đời sống nhân dân được cải thiện. Khoa học – Kĩ thuật • Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử. • Năm 2003, phóng tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ. Đối ngoại • Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác trên thế giới. • Thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
  23. Chứng minh sự đúng đắn của Ý đường lối cải cách, mở cửa. N Tăng cường sức mạnh và vị thế G của Trung Quốc trên thế giới. H Ĩ Là bài học cho các nước đang A tiến hành đổi mới đất nước.
  24. 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHÓM 5 NƯỚC SÁNG LẬP ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan)
  25. Tiêu chí Chiến lược Chiến lược kinh tế hướng kinh tế hướng nội ngoại Thời gian Mục tiêu Nội dung Thành tựu Hạn chế
  26. 3. THÀNH TỰU CỦA ẤN ĐỘ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC (Từ năm 1950 đến năm 2000) KINH TẾ
  27. CÔNG NGHIỆP Đứng thứ 10 thế giới. NÔNG NGHIỆP Cách mạng xanh → xuất khẩu gạo.
  28. KHOA HỌC – KĨ THUẬT Cách mạng chất 1975: xám -> Phóng cường vệ tinh quốc sản 1974: nhân xuất phần Bom tạo mềm. nguyên tử
  29. ĐỐI NGOẠI - Chính sách hòa bình, trung lập tích cực. - Là một trong những nước sáng lập Phong trào Không liên kết. - Tháng 1 - 1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
  30. III. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) 1. HOÀN CẢNH
  31. Nhu cầu liên kết, hợp tác. Ngày 8 - 8 -1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở Băng Hạn chế ảnh Cốc (Thái Lan). hưởng của các nước lớn ngoài khu vực. Xu hướng liên kết khu vực trên thế giới.
  32. 2. MỤC TIÊU Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
  33. 3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 3. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. 4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 5. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
  34. 4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN. Hiện nay 1991 - Quá trình mở rộng thành viên được đẩy 1976 mạnh. - Hiệp ước Bali (2 - 1976), - Chuyển trọng tâm đánh dấu sự khởi sắc của hợp tác sang kinh tế, ASEAN. bên cạnh hợp tác chính - Là tổ chức non trẻ, - Đây là thời kì kinh tế các trị. hoạt động chủ yếu trên nước ASEAN bắt đầu - Năm 2015, Cộng lĩnh vực chính trị. tăng trưởng. đồng ASEAN được - Chưa có vị trí trên thành lập. trường quốc tế. 1967
  35. IV. MỘT SỐ NỘI DUNG NÂNG CAO 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
  36. 1.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỚN CỦA KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
  37. 1. Năm 1948, thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. 2. Năm 1949, nước Cộng BIẾN ĐỔI VỀ hòa Nhân dân Trung Hoa CHÍNH TRỊ ra đời. 3. Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao. 4. Nhật Bản trở thành một quốc gia hòa bình, dân chủ, thống nhất.
  38. 1. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công → “con rồng kinh tế” của châu Á. BIẾN ĐỔI VỀ 2. Nhật Bản → nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. KINH TẾ 3. Từ những năm 80 (Thế kỉ XX), Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới. 4. Đông Bắc Á trở thành một trong những khu vực năng động và phát triển nhất thế giới.
  39. 1.2. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1946 - 1949) - Hình thức: nội chiến → lựa chọn con đường phát triển. - Đối với Trung Quốc: + Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. + Chấm dứt ách thống trị của đế quốc. + Xóa bỏ tàn dư phong kiến. + Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH. + ĐCS Trung Quốc trở thành Đảng cầm quyền.
  40. - Đối với thế giới: + Mở rộng không gian địa lí của CNXH. + Ảnh hưởng đến cách mạng thế giới, Việt Nam. + Đột phá đầu tiên làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.
  41. 2. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 2.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
  42. Chính trị: Từ những nước thuộc địa, phụ thuộc, trở thành các quốc gia độc lập. Kinh tế: Từ nền kinh tế lệ thuộc, nghèo nàn đến chỗ phát triển nhanh, mạnh. Tiêu Đông Nam Á biểu là Xingapo. Quan hệ giữa các nước: đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác, hội nhập và phát triển trong ASEAN.
  43. 2.2. TỔ CHỨC ASEAN
  44. Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. 1967 - 1991: Trọng tâm 1967 – 1975: Mĩ hoạt động tiến hành chiến của ASEAN tranh xâm lược là an ninh – Đông Dương chính trị. 1979-1991: Vấn đề Campuchia.
  45. Vì sao quá trình kết nạp thành viên lâu dài? Thời gian giành độc lập khác nhau. Tác động của Chiến tranh lạnh. Do vấn đề Campuchia.
  46. PHẦN II. BÀI TẬP MINH HỌA Số câu: 4 Đề thi THPTQG Mức độ: 2/1/1 năm 2019 Phạm vi: Toàn chủ đề
  47. Câu 1 (2019). Hiệp ước Bali (2-1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã A. thông qua quyết định kết nạp Mianma vào ASEAN. B. tuyên bố xây dựng thành Cộng đồng ASEAN thống nhất, vững mạnh. C. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN. D. thông qua quyết định kết nạp Brunây vào ASEAN.
  48. Câu 2 (2019). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò của Nenxơn Manđêla? A. Namibia tuyên bố độc lập. B. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời. C. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. D. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công.
  49. Câu 3 (2019). Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu A. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản sụp đổ. B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi chính thức bị xóa bỏ. C. chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn. D. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
  50. Câu 4 (2019). Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã làm cho chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn. B. đã góp phần làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây. D. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
  51. Câu 5: Nhiệm vụ cơ bản của Campuchia trong những năm 1954 – 1970 là A. kháng chiến chống thực dân Pháp. B. xây dựng và phát triển đất nước. C. kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. đánh đổ tập đoàn Khơme đỏ.
  52. Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Mĩ Latinh. D. Tây Á.
  53. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đã giành độc lập dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản? A. Việt Nam. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lào.
  54. Câu 8: Phương pháp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. chỉ đấu tranh chính trị, ôn hòa, bất bạo động. C. chủ yếu là đấu tranh vũ trang, mang tính cực đoan. D. chỉ đấu tranh vũ trang giành thắng lợi từng bước.
  55. Câu 9: Điều kiện đầu tiên và quyết định để kết nạp thành viên vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các quốc gia này đều A. có nền kinh tế phát triển. B. đã giành được độc lập. C. tương đồng về chính trị. D. có mối liên hệ trong lịch sử.
  56. Câu 10: Nội dung nào phản ánh điểm khác biệt giữa cách mạng Trung Quốc (1946 - 1949) so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền. B. Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. D. Mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội.
  57. CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!