Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

ppt 22 trang thuongnguyen 7711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_bai_15_su_phat_trien_kinh_te_va_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

  1. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần Tổ 3
  2. Nông nghiệp • Chế độ ruộng đất • Ruộng công • Có hai bộ phận ruộng công, gồm ruộng đất do triều đình trực tiếp quản lý và ruộng đất công của thôn làng. • Ruộng quốc khố là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung. Nhà Trần đặt ruộng quốc khố ở Cảo Xã. Ruộng đất này không chiếm số lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho triều đình.Sơn lănglà loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua tại các làng Thái Đường, Thâm Động (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), Yên Sinh (Quảng Ninh). Các quý tộc nhà Trần cũng có ruộng sơn lăng. Ruộng sơn lăng vẫn tồn tại đến nhiều đời sau, gọi là tự điền.Tịch điềnlà loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình.Ruộng công làng xãHương là đơn vị hành chính cấp cơ sở của chính quyền. Do nhu cầu tô thuế và điều động nhân lực phục dịch và tuyển lính nên triều đình thường kiểm kê dân số.Ruộng tư • Thái ấp Chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc thể hiện dưới hình thức thái ấp.Điền trangchính thức phát triển phổ biến từ năm 1266 do nhu cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác. Đây là khu vực kinh tế hỗn hợp của hình thức bóc lột nông nô, nô tì và nông dân lệ thuộc.Ruộng tư của địa chủ. Năm 1254 triều đình ra lệnh bán ruộng công. Những địa chủ sở hữu nhiều ruộng đất nhưng không vì vậy mà địa vị xã hội của họ được nâng cao.Ruộng đất tiểu nôngLệnh bán đất năm 1254 tạo điều kiện cho các gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất.Việc sở hữu ruộng đất của nông dân không ổn định. Vào những năm mất mùa, họ phải bán ruộng cho địa chủ, không ít người lâm vào cảnh làm nô tì. • Đắp đê và làm thủy lợi • Đê điều • Triều đình áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, trong đó có làm thủy lợi cho cả nước. Thời Lý chưa có cơ quan chuyên trách, việc làm đê ngăn mặn vẫn mang tính chất cục bộ từng vùng, tác dụng của đê còn hạn chế. Năm 1248, Trần Thái Tông lập ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách đê điều tại các lộ phủ và đó là lần đầu tiên cơ quan chỉ đạo và quản lý đê điều được hình thành trong lịch sử Việt Nam. Việc đắp đê thực hiện suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập, gọi là đắp đê quai vạc. • Đắp đê quai vạc được xem là bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi Việt Nam. Triều đình bỏ ra nhiều tiền của cho công trình này, trực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông. Hiện nay nhiều địa phương ven sông Hồng vẫn còn đê quai vạc. Việc đắp đê quai vạc không chỉ thực hiện ở đồng bằng sông Hồng mà còn thực hiện tại Thanh Hóa, Nghệ An. • Đê đỉnh nhĩ không phải là công trình mới và không chỉ đắp một lần có thể xong. Trên cơ sở những đê vùng cũ, nhà Trần cho đắp nối lại, hợp nhất thành tuyến từ đầu nguồn tới biển cho đê to hơn và vững hơn. • Triều đình quy định khi có lụt thì mọi người cùng phải có trách nhiệm. Vua đi thân chinh và huy động cả học sinh trường Quốc Tử Giám. Ngoài ra, nhà Trần còn tổ chức đắp đê ngăn nước mặn. Đây là những công trình mới có từ thời Trần. Các quý tộc nhà Trần thường cho nô tì đắp đê tại ven biển các điền trang. • Thủy lợi • Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng. Tại Thanh Hóa và Nghệ An có nhiều công trình. Năm 1233, Trần Thái Tông sai đào kênh Trầm, kênh Hào từ Thanh Hóa tới Diễn châu. Năm 1248, triều đình lại cho đào sông Mã, sông Lễ và đục núi Chiếu Bạch ở Thanh Hóa. Năm 1256, nhà Trần lại cho khơi sông Tô Lịch. • Năm 1355 và 1357, Trần Dụ Tông cho đào sông ở Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1374, Trần Duệ Tông cho nạo vét các dòng sông từ Thanh Hóa tới cửa biển Hà Hoa (Kỳ La, Hà Tĩnh). Năm 1382, nhà Trần cho đào tiếp sông ở Tân Bình và Thuận Hóa.
  3. Cảnh đắp đê dưới thời Trần
  4. Thủ công nghiệp • Thủ công nghiệp nhà nước • Nghề gốm Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.Nghề dệtNghề dệt được triều đình chú trọng, đặt ngay trong cung đình. Đồ dệt của vua chủ yếu là tơ tằm.Chế tạo vũ khíCác quan xưởng chế tạo vũ khí phục vụ cho quân đội. Thợ làm việc ở đây đều có thân phận thấp kém, được gọi chung là quan nô. Họ bị cưỡng bức lao động và bị lệ thuộc vào triều đình.Sản phẩm những người thợ này làm ra để phục vụ triều đình chứ không phải sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, triều đình còn trưng dụng những người thợ giỏi để phục vụ cho các công trình lớn. • Thủ công nghiệp nhân dân • Họ là những hộ sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long. • Nghề gốmSản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh).Nghề rèn sắtNhiều làng rèn chuyên nghiệp đã hình thành thời Trần: tại phủ Diễn Châu, Nghệ An có 2 làng Tùng Lâm và Hoa Chàng. Cuối thế kỷ 14, nghề rèn sắt truyền từ Hoa Chàng (Hà Tĩnh) ra làng rèn Hoa Chàng mới (Vân Chàng, Nam Định).Nghề đúc đồngTrung tâm đúc đồng tại làng Bưởi (tức làng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh). Người thợ đúc đồng ở đây tạo ra nhiều sản phẩm từ tượng Phật, đồ thờ đến đồ gia dụngNghề làm giấy và inNhu cầu giao lưu văn hóa thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển và mở rộng.Nghề mộc và xây dựngNghề mộc tạo đồ dùng gia đình, đồ thờ cúng và tạo dựng nhà ở, các công trình kiến trúc ở kinh thành Thăng Long, Tức Mặc, các phủ đệ Vạn Kiếp.Nghề khai khoángHầu hết các mỏ khai thác ở phía tây và phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Oai, Tuyên Hóa. Các mỏ kim loại khai thác gồm có vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, diêm tiêu.
  5. Một số hình ảnh về thủ công nghiệp Thạp và chậu hoa Thạp gốm hoa nâu Gạch đất nung chạm nâu thời Trần thời Trần khắc nổi thế kỷ XIII- XIV
  6. Chậu, thạp gốm thời Trần
  7. ĐỀN THỜ CÁC VUA TRẦN (NAM ĐỊNH)
  8. THỜ TỔ TIÊN BÀN THỜ KHỔNG TỬ Ở VĂN MIẾU
  9. CHÙA YÊN TỬ (Quảng Ninh) CHÙA SẮC TỨ (TiềnGiang)
  10. • Để ghi nhớ công ơn của vị vua Phật Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh dựng tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo thiết kế, thân tượng cao 9,9 mét, nặng 100 tấn với kinh phí gần 80 tỉ đồng. Ngày 16/12/2009 (1/11 âm lịch) khởi công công trình này nhân Đại lễ kỷ niệm lần thứ 701 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (3/11/1308). Tượng được dựng tại khu vực tượng đá Phối cảnh tổng thể khu vực đặt tượng An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông khu di tích Yên Tử.
  11. Sinh hoạt văn hóa thời Trần CA HÁT NHẢYMÚA
  12. CHỮ HÁN CHỮ NÔM
  13. Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. ( ). Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trích Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
  14. Trần Quang Khải là em cùng mẹ Trần Thánh Tông, ông là người học rộng tài giỏi, biết nhiều thứ tiếng. Năm Thiệu long thứ nhất (1258) đời Thánh Tông, ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương, nắm chức Thái sư. (6 – 6 – 1288), sau khi đánh đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, ông đưa hai vua Trần về lại kinh, theo phò giá và làm bài thơ “Phò giá về kinh”: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình yên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.
  15. Trương Hán Siêu, tác giả bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng là một nhân vật lớn đời Trần. Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Đến chơi sông chừ ủ mặt, Nhớ người xưa chừ lệ chan. Rồi vừa đi vừa ca rằng: “Sông Đằng một dải dài ghê, Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông. Những phường bất nghĩa tiêu vong, Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: “Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thanh bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.” (Trích Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu)
  16. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
  17. Chu Văn An • Chu Văn An, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). • Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông(1300– 1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người hái củi ở ẩn)dạy học, viết sách cho tới khi mất.
  18. SÚNG THẦN CƠ
  19. Tuệ Tĩnh - ông tổ của ngành thuốc Nam Tuệ Tĩnh là danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiên cứu thuốc nam, xây dựng nền móng cho Y học dân tộc của nước nhà. Ông đã tổng hợp và để lại những bài thuốc kinh nghiệm quý báu cho khá nhiều bệnh tật. Ðó là một tài liệu có giá trị lớn cho sự thừa kế và phát huy vốn cũ y dược của nhân dân ta, thật là một cống hiến rất lớn của ông.
  20. Nghệ thuật kiến trúc Tháp Phổ Minh Chùa Phổ Minh
  21. Một số tác phẩm điêu khắc dưới thời Trần HÌNH ĐẦU RỒNG MEN LỤC HÌNH RỒNG ( thế kỉ XIV-XV)