Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thu Xuyến

ppt 26 trang thuongnguyen 4311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thu Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_tiet_41_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thu Xuyến

  1. LỊCH SỬ LỚP 7 Tiết 41 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) NĂM HỌC: 2019-2020
  2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Em hãy chon đáp án đúng Câu 1: Địa danh mà Lê Lợi chọn làm căn cứ cuộc khởi nghĩa là? A. Nông Cống (Thanh Hóa) B. Lam Sơn (Thanh Hóa) C. Lang Chánh (Thanh Hóa) D. Thọ Xuân(Thanh Hóa).
  3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Em hãy chon đáp án đúng Câu 2: Cuối 1424, nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An vì: A. căn cứ nghĩa quân ở Thanh Hóa bị quân Minh chiếm B. Nghệ An là vùng đồng bằng, đông dân, dễ huy động lực lượng. C. Nghệ An là vùng rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho nghĩa quân trong việc sử dụng lối đánh du kích. D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
  4. Câu 3: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ghi theo cột bên phải với nội dung ghi ở cột bên trái cho đúng? 1. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu a. Liễu Thăng, Mộc Thạnh nước, thương dân hết mực. Ông dâng bản Bình Ngô sách lên Lê Lợi 2. Ông thường nói: “ Bậc trượng phu sinh b. Phó tổng binh Lương ra ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to ” Minh 3. Gia đình có 5 người tham gia nghĩa quân c. Lê Lợi Lam Sơn thì có 4 người hi sinh trong chiến đấu. 4. Chỉ huy hơn 10 vạn viện binh từ Trung d. Lê Lai Quốc chia làm 2 đạo tiến vào nước ta. e. Nguyễn Trãi 5. Chỉ huy viện binh xuông Xương Giang, bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị đại bại, 3 vạn tên bị giết
  5. Tiết 41 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
  6. 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long.
  7. Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 1. Tổ chức bộ máy chính quyền: Bộ máy Nhà nước thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? (Vẽ sơ đồ)
  8. * Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước; * Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; * Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh; * Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp; * Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo; * Công Bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
  9. + Địa phương: 13 Đạo thừa tuyên Đô ti Thừa ti Hiến ti Phủ Huyện (Châu) Xã
  10. TUYÊN (9) QUANG (11) (8) HƯNG HOÁ (10) THÁI NGUYÊN LẠNG SƠN (7) QUỐC OAI (12) BẮC GIANG AN BANG (13) THĂNG(1) LONG (6) NAM SÁCH (5) THIÊN TRƯỜNG (4) THANH HOÁ (3) NGHỆ AN (2) THUẬN HOÁ (1) QUẢNG NAM H.44- LƯỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
  11. Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền và lược đồ hành chính Đại Việt thời Lê Sơ em thấy bộ máy chính quyền, sự phân chia khu vực hành chính thời Lê Sơ khác gì thời Trần?
  12. SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ VUA CÁC QUAN ĐẠI THẦN 6 BỘ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH LẠI HỘ LỄ BINH HÌNH CÔNG 13 ĐẠO Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền PHỦ và lược đồ hành chính HUYỆN,CHÂU Đại Việt thời Lê Sơ em thấy bộ máy chính XÃ quyền, sự phân chia khu vực hành chính thời Lê Sơ khác gì thời Trần?
  13. 2. Tổ chức quân đội - Quân đội Nhà Lê sơ được tổ chức như thế nào? - Quân đội gồm mấy bộ phận chính?
  14. QUÂN ĐỘI THỜI LÊ SƠ
  15. THỦY BINH THỜI LÊ SƠ
  16. VŨ KHÍ THỜI LÊ
  17. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: ”Một thước núi, một thước sôngcủa ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay, lẽ gian.Nếu người nào dám đêm một tấc đất của Thái Tổlàm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. (Đại Việt sử kí toàn thư) Qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ đất nước?
  18. 2. Tổ chức quân đội - Chính sách: “Ngụ binh ư nông” - Gồm 2 bộ phận chính: Quân triều đình và quân ở các địa phương - Quân đội mạnh canh phòng vùng biên giới.
  19. Lê Thánh Tông nói “ Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo” Vì vậy ông đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi là quốc triều hình luật, hay luật Hồng Đức. Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta.
  20. 3. Luật pháp Nội dung của bộ luật Hồng Đức là gì?
  21. LUẬT HỒNG ĐỨC Điều 568: Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì hai nhà cùng cày, trái luật sẽ bị phạt 80 trượng”. Điều 680: “ Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới hành hình. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt ”
  22. 3. Luật pháp: - Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức. - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. +Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. + Bảo vệ người phụ nữ. + Khuyến khích xuất phát triển kinh tế - Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được đề cao hơn so với trước. => Đây là bộ luật thể hiện bước phát triển mới trong luật pháp nước ta lúc bấy giờ. Nó thể hiện tinh thần dân tôc và nhân đạo sâu sắc, mang nhiều tư tưởng tiến bộ.
  23. TIẾT 41 Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 1. Tổ chức bộ máy chính quyền: (vẽ sơ đồ) 2. Tổ chức quân đội - Chính sách: “Ngụ binh ư nông” - Gồm 2 bộ phận chính: Quân triều đình và quân ở các địa phương - Quân đội mạnh canh phòng vùng biên giới. 3. Luật pháp: - Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức. - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. +Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. + Bảo vệ người phụ nữ. + Khuyến khích xuất phát triển kinh tế - Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được đề cao hơn so với trước. => Đây là bộ luật thể hiện bước phát triển mới trong luật pháp nước ta lúc bấy giờ. Nó thể hiện tinh thần dân tôc và nhân đạo sâu sắc, mang nhiều tư tưởng tiến bộ.
  24. BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ chia làm mấy đạo: A.Mười đạo B.Sáu đạo C.Năm đạo D.Bốn đạo Câu 2: Trong cải cách hành chính của mình, Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vị nào? A.Tể tướng B.Đại hành khiển C.Tể tướng, Đại hành khiển D.Ngự sử đài Câu 3:Bộ luật được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì? A. Luật hình sự B.Quốc triều hình luật C.Hình luật quốc gia D.Luật Hồng Bàng Câu 4:Vì sao bộ Quốc triều Hình luật còn gọi là Luật Hồng Đức? A.Do vua Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành B.Do vua Lê Nhân Tông biên soạn và ban hành C.Do vua Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành, có niên hiệu là Hồng Đức nên gọi là luật Hồng Đức D. Bộ luật đầu tiên, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Câu 5: Chế độ “Ngụ binh ư nông” trong quân đội thời Lê Sơ có tác dụng là: A.Khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân B.Khi hòa bình thì binh lính thay phiên nhau về làm ruộng C.Quân lính vừa sản xuất, vừa chiến đấu D.Khi hòa bình thì về làm ruộng Câu 4: Vai trò của Vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?
  25. DẶN DÒ 1. Chép bài tập củng cố ra vở soạn và trả lời. Nộp lại để kiểm tra sau khi đi học lại. 2. Học bài cũ. 3. Chuẩn bị bài mới phần II.