Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 48, Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Tiếp theo)

ppt 12 trang thuongnguyen 8350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 48, Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_tiet_48_bai_25_phong_trao_tay_son_ti.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 48, Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Tiếp theo)

  1. LỊCH SỬ 7 TIẾT 48 Chủ đề Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (Tiếp theo)
  2. II- PHONG TRÀO TÂY SƠN 5- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: * Nguyên nhân: -Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân. -Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. * Ý nghĩa lịch sử: -Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Thắng lợi quân Xiêm, Thanh: giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ phương Bắc.
  3. Đền thờ Quang Trung (Tại Nghệ An)
  4. Tượng đài Quang Trung (Tại gò Đống Đa – Hà Nội)
  5. B- BÀI TẬP: Trả lời bằng cách ghi ra vở chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: Nhận định nào đúng nhất về tình hình nông nghiệp nước ta thế kỉ XVII – XVIII ở thế kỉ XVII-XVIII? A . Nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh do chúa Nguyễn có nhiều biện pháp khuyến khích. B. Nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong đều phát triển. C. Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển vì chúa Trịnh không quan tâm đến thủy lợi, khai thác. D. Gồm A và C Câu 2. Vào thời gian nào chữ Quốc ngữ ra đời ? A. Thế kỉ XVII B. Thế kỉ XVIII C. Thế kỉ XIX D. Thế kỉ XX Câu 3: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa vào A. năm 1789 B. năm 1771 C. năm 1785 D. năm 1783
  6. Câu 4. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào? A. Tây Sơn – Bình Định B. An Khê – Gia Lai C. An Lão – Bình Định D. Đèo Măng Giang – Gia Lai Câu 5. Vì sao nhân dân gọi nghĩa quân Tây Sơn là “giặc nhân đức” ? A . “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế. B . Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân Câu 6: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn vào A. năm 1770 B. năm 1771 C. năm 1777 D. năm 1778 Câu 7: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút vào A. năm 1784 B. năm 1773 C. năm 1785 D. năm 1778
  7. Câu 8: Ai là người chỉ huy trận Rạch Gầm-Xoài Mút? A. Nguyễn Huệ B. Nguyễn Nhạc C. Quang Trung D. Bùi Thị Xuân Câu 9: Ngày 21-7-1786, sau khi lật đổ chính quyền chúa Trịnh, Nguyễn Huệ vào Thăng Long và A- Lên ngôi vua B. mở tiệc khao quân C. xây dựng lực lượng D. giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê. Câu 10: Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh, chia làm 4 đạo xâm lược nước ta vào A. Cuối 1788 B. năm 1773 C. năm 1785 D. năm 1789 Câu 11: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tháng 12- 1788, lấy hiệu là A. Nam Vương B. Bình Định Vương C. Quang Trung D. Bắc Bình Vương
  8. Câu 12: Trận mở đầu, quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu vào A. tháng 12 năm 1777 B. tháng 1- 1785 C. đêm mùng 3 Tết Kỷ dậu 1789 D. đêm 30 tết Kỷ Dậu Câu 13: Quang Trung đánh tan quân Thanh vào ngày nào? A. Mùng 5 Tết Kỷ dậu 1789 B. Mùng 7 Tết Kỷ dậu 1789 C. Đêm mùng 3 Tết Kỷ dậu 1789 D. Đêm 30 tết Kỷ Dậu Câu 14: Phong trào Tây Sơn đã đánh bại được những kẻ thù xâm lược nào? A. Quân Nguyên, quân Xiêm. B. Quân Xiêm, quân Thanh C. Quân Minh, quân Thanh D. Quân Hán, quân Ngô
  9. Câu 15: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn? A. Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân. B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm. D. Gồm A và B Câu 16: Đánh giá về phong trào Tây Sơn? A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. Mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ. B. Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. C. Thắng lợi quân Xiêm, Thanh: giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ phương Bắc. D. Gồm B và C.
  10. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ : KINH TẾ, VĂN PHONG TRÀO TÂY SƠN HÓA THẾ KỈ (1771-1789) XVI-XVIII Kinh tế Văn hóa Nguyên Các sự Nguyên nhân nổ kiện nhân ra cuộc tiêu thắng khởi biểu lợi và ý nghĩa nghĩa
  11. 1- Học thuộc bài trên cơ sở nắm các sự kiện chính, hoàn thành các bài tập (có thể lấy trên trang Web của nhà trường) 2- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các sự kiện và nhân vật lịch sử 3- Chuẩn bị cho Phần III: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (Gồm Bài 27, Bài 28 của Chương VI): a- Giới thiệu về sự thành lập nhà Nguyễn b- Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu về giáo dục, khoa học – kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.