Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mac
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mac", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_8_bai_4_phong_trao_cong_nhan_va_su_ra.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mac
- BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
- Giới thiệu bài Sự ra đời của máy móc Giai cấp công nhân được hình thành Bùng nổ phong trào công nhân
- I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công •Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời. •Nguyên nhân: Họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, làm việc từ 14 – 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. •Vì vậy, công nhân nổi dậy đấu tranh. •Hình thức đấu tranh: đập phá máy móc, đốt công xưởng.Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ
- Lí do công nhân đập phá máy móc : Công nhân cho rằng máy móc làm cho họ khổ cực, do nhận thức còn hạn chế ,sai lầm. Việc đấu tranh bằng đập phá máy móc không đem lại kết quả, đều thất bại. • Ngoài đập phá máy móc, công nhân còn bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập công đoàn.
- • Công đoàn: là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động ), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)
- Giai cấp công nhân thực hiện đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản vì bị bóc lột ngày càng nặng nề, phải lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, tiền lương thấp, lệ thuộc vào may móc, điều kiện lao động và ăn ở thấp kém.
- Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh
- • Năm 1833, một “công nhân” nhỏ tuổi đã kể: “Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ” ◼ Một người khác kể: “Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi, hằng ngày phải làm việc 16 giờ. Gìơ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa”.
- Lí do giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em là: • Trẻ em có số lượng đông • Trẻ em chưa có ý thức chống lại chủ • Trẻ em chấp nhấn sống trong điều kiện tồi tàn mà ko đòi hỏi • Dù phải lao động nặng nhọc như người lớn nhưng họ vẫn nhận được số lương thấp
- 2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840. - Tại Pháp: Năm 1831 và năm 1834 công nhân ở Li ông bùng nổ khởi nghĩa - Tại Đức: Năm 1844, bùng nổ cuộc khởi nghĩa của công nhân vùng Sơ lê din - Tại Anh: Từ năm 1836 đến năm 1847, bùng nổ “Phong trào Hiến chương”
- • Hình thức đấu tranh: mít tinh, biểu tình • Mục tiêu: đòi quyền phổ thông bầu cử, đòi tăng lương, giảm giờ làm. • Kết quả: Phong trào đã bị dập tắt. • Tính chất: quần chúng rộng lớn, tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Quốc hội
- •Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh rất mạnh mẽ nhưng vẫn thất bại Tuy vậy phong trào đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân quốc tế → Tạo điều kiện cho lý luận cách mạng sau này