Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Nguyễn Thị Hương

pptx 38 trang thuongnguyen 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_8_tiet_18_bai_12_nhat_ban_giua_the_ki.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Nguyễn Thị Hương

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Môn: Lịch sử 8 GV: NGUYỄN THỊ HƯƠNG
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á?
  3. Là một quốc đảo ở Đông Bắc châu Á, diện tích khoảng 374.000km2, nằm theo sườn phía đông lục địa châu Á. Mĩ danh “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc” Lược đồ nước Nhật
  4. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
  5. - Tướng Sôgun, dòng họ Tôkugawa, dưới chế độ Mạc phủ đến giữa thế kỉ XIX, sau 265 năm thống trị (1603 - 1867), đã lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội - Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, sau là Anh, Pháp, Nga, Đức dùng áp lực quân sự đòi Nhật phải mở cửa. TƯỚNG QUÂN SÔ GUN
  6. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho đất nước Nhật Bản? - Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát. - Hoặc canh tân để phát triển đất nước.
  7. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. - Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ .
  8. Vua Mit-su-hi-tô lên kế vị vua cha tháng 11/1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người rất thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người. Tháng 1/1868, ông ra lệnh truất quyền Sô-gun và thành lập chính phủ mới, thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lấy hiệu là Minh Trị và tiến hành cuộc cải cách Minh Trị Duy tân. Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)
  9. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. - Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ .
  10. - Xác lập quyền thống trị của tầng lớp Chính quý tộc tư sản. trị - Ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nội - Thống nhất thị trường tiền tệ, phát triển dung triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông cải cách Kinh tế thôn. Duy - Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá Tân - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, Văn hóa chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật giáo dục trong giảng dạy. - Cử học sinh ưu tú du học phương Tây - Tổ chức và huấn luyện quân đội theo Quân sự kiểu phương Tây. - Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
  11. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. - Tháng1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ . - Nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị: Chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, quân sự.(sgk) - Kết quả: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
  12. Đồng Yên, đơn vị tiền tệ thống nhất của Nhật Bản sau Duy tân Minh Trị
  13. Tàu sắt đầu tiên của Nhật sau cải cách Minh Trị
  14. Nhật “ mở cửa” các cảng tiếp xúc với phương Tây.
  15. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI Câu 1: Vì sao Nhật Bản không trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa? Câu 2: Vì sao Duy Tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo?
  16. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI Câu 1: Vì sao Nhật Bản không trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa? => Vì cải cách Duy Tân đưa nước Nhật phát triển mạnh theo con đường TBCN. Câu 2: Vì sao Duy Tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút hút các nước châu Á noi theo? => Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật từ một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp phát triển.
  17. Theo em, đây có phải là một cuộc CM TS không? Tại sao? - Là cuộc cách mạng tư sản. - Vì : Chấm dứt chế độ phong kiến (từ đầu 1868) của Sô-gun thiết lập chính quyền của của quý tộc tư sản hóa đứng đầu là Minh Trị. Cải cách toàn diện mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản thành một nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược các nước phương Tây.
  18. So với cuộc cách mạng tư sản ở Âu Mỹ, cuộc cách mạng ở Nhật Bản có gì nổi bật? - Là cuộc cách mạng do liên minh quý tộc tiến hành. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Đưa nước Nhật không trở thành nước thuộc địa, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 22
  19. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi- si chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào?
  20. Ban đầu chỉ là một hãng buôn nhỏ, được Mitsui Takatoshi (1622-1694) thành lâp từ thế kỉ XVII. Sau này do có công trong cuộc duy tân Minh Trị nên được hưởng nhiều quyền lợi. Cuối thế kỉ XIX, Mit sưi trở thành một tập đoàn độc quyền khổng lồ Có mặt và chi phối các lĩnh vực: Công nghiệp hóa chất, máy móc, vũ khí, đóng tàu, tài chính, bảo hiểm, khai khoáng, kho bãi, thủy tinh, các sản phẩm điện - điện tử, bất động sản, luyện kim, xây dựng, lốp và cao su, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, vận chuyển, hậu cần Là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Nhật Bản lớn nhất thế giới.
  21. Một nhà báo Anh kể lại: “Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mít-xưi, tàu chạy bằng than đá của Mít-xưi, cập bến của Mít-xưi. Sau đó lại đi tàu điện của Mít-xưi đóng, đọc sách do Mít-xưi xuất bản, dưới ánh sáng bóng điện do Mít-xưi chế tạo ”
  22. THÀNH TỰU KINH TẾ NHẬT BẢN Năng lượng điện mặt trời Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời Người máy ASimo
  23. Thủ đô Tôkiô Nhật Bản ngày nay
  24. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi- si chi phối nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. Về đối ngoại Nhật Bản thực hiện chính sách gì?
  25. LƯỢC ĐỒ ĐẾ QUỐC NHẬT CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
  26. LƯỢC ĐỒ ĐẾ QUỐC NHẬT CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX NĂM 1872-1875: CHIẾM LƯU CẦU NĂM 1895: CHIẾM ĐÀI LOAN NĂM 1905: CHIẾM PHÍA NAM ĐẢO XA-KHA-LIN VÀ LIÊU ĐÔNG, LỮ THUẬN NĂM 1910: CHIẾM BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN NĂM 1914: CHIẾM SƠN ĐÔNG
  27. TIẾT 18 - BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Cuộc Duy Tân Minh Trị II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi- si chi phối nền kinh tế Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên =>Đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.
  28. Thủ tướng Phan Văn Khải Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật tháng 6/2004 thăm Nhật tháng 10/2006 Cuộc hội đàm cấp cao giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Việt Nam – Nhật Bản thăm Nhật Bản 3/2014
  29. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * ChọnCâu 2đáp: Vìán saođúng Nhật: Bản thoát khỏi sự xâm lượcCâu của1: Ý TB nghĩa phương quan Tây trọng ? nhất của cuộc Duy tânA. MinhNhật có Trị chính là ? sách ngoại giao tốt. A.BB .Nhật Nhật trở tiến thành hành nước cải cách TB đầutiến tiênbộ. ở châu Á. B.C. Sau Nh ậcảit có cách, nền nềnkinh chính tế phát trị triển. -xã hội Nhật ổn định. CD Nhật Chính có quyềnđiều kiện phong phát kiến triển Nhật công mạnh thương nghiệp nhất ở châu Á. DD. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển CNTB
  30. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * Chọn đáp án đúng: Câu 3 : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật ? A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá. BB. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. C. Đưa học sinh ưu tú đi học ở các nước phương Tây. D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp.
  31. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * Chọn đáp án đúng: Câu 4 : Vì sao Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa, và có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo? A. Cải cách duy tân đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa B. Cải cách duy tân đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành nước tư bản phát triển. CC. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai
  32. YEÂU CAÀU VEÀ NHAØ - Học bài theo câu hỏi SGK. - Xem lại các bài 6, 7,11,12 chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.