Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX (Bản mới)

pptx 26 trang thuongnguyen 6490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_khoi_8_bai_8_su_phat_trien_cua_ki_thua.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX (Bản mới)

  1. Nêu đôi nét về Lê- nin và quá trình thành lập đảng vô sản kiểu mới?
  2. Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905 – 1907
  3. Mác và Ăng ghen đã nhận định "Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không co cách mạng công cụ lao động". Nhờ nó mà thế kỉ XVIII-XIX trở thành thế kỷ của những phát minh kĩ thuật phát triển rực rỡ, phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên và xã hội, để biết được những thành tựu trên chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
  4. Nêu đôi nét về những thành tựu khoa học tự nhiên?
  5.  Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.  - Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.  - Năm 1837 Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật.  Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
  6. Niu-tơn Puốc-kin-giơ Lô-mô-nô-xốp Đác-uyn
  7.  Charles Robert Darwin (12 tháng 2 năm 1809 – 19 tháng 4 năm 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung[3] qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
  8.  Lý thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên các sự thật quan sát được và các suy luận rút ra từ chúng, nhà sinh vật học Ernst Mayr đã tóm tắt như sau:[5]  Mỗi loài đều có khả năng sinh sản, và nếu tất cả hậu thế của chúng sống sót để sinh sản, quần thể sẽ tăng số lượng (thực tế).  Mặc dù có sự biến động theo chu kỳ, các quần thể vẫn có cùng kích thước (thực tế).  Các nguồn tài nguyên ví dụ như thực phẩm là có hạn và tương đối ổn định theo thời gian (thực tế).  Do vậy, một cuộc đấu tranh cho sự sống còn xảy ra (suy luận).  Các cá thể trong một quần thể rất khác biệt khi so sánh với nhau (thực tế).  Phần lớn sự khác nhau này là do di truyền (thực tế).  Các cá thể ít thích hợp với môi trường sẽ ít có khả năng sống sót và ít có khả năng sinh sản hơn; các cá thể phù hợp hơn với môi trường có nhiều khả năng sống sót và nhiều khả năng sinh sản và truyền lại các tính trạng di truyền của chúng cho các thế hệ tương lai, tạo ra quá trình chọn lọc tự nhiên (thực tế).  Quá trình này có hiệu quả chậm rãi, làm cho quần thể thay đổi để thích ứng với môi trường của chúng, và sau cùng, những sai khác này tích lũy theo thời gian để hình thành các loài mới (suy luận).
  9.  Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.
  10.  Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là định luật do Isaac Newton - một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất khám phá ra. Theo định luật này, vật có khối lượng m sẽ bị kéo về gần vật có khối lượng M với gia tốc:  {\displaystyle g={\frac {GM}{r^{2}}}}với G là hằng số hấp dẫn và r là khoảng cách giữa hai vật.Theo định luật 2 Newton, vật có khối lượng m chịu lực hấp dẫn có độ lớn:  F = m g{\displaystyle F={\frac {GMm}{r^{2}}}}Công thức trên được gọi là định luật vạn vật hấp dẫn Newton, trong đó lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với tích của hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách hai vật.  Trong công thức này, kích thước các vật được coi là rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.  Hằng số hấp dẫn[sửa | sửa mã nguồn]  Hằng số hấp dẫn G phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường, được xác định lần đầu tiên bởi thí nghiệm Cavendish năm 1797.  Nếu dùng hệ đơn vị SI:G = 6.67 x 10−11 N.m²/kg² .
  11.  Dmitri Ivanovich Mendeleev (cũng được La tinh hoá là Mendeleev; tiếng Nga: Дмитрий Иванович Менделеев nghe (trợ giúp·thông tin), đọc theo tiếng Việt là Đi- mi-tri I-va-no-vích Men-đê-lê- ép) (8 tháng 2 [lịch cũ 27 tháng 1] năm 1834 – 2 tháng 2 [lịch cũ 20 tháng 1] năm 1907), là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga.
  12.  Bảng tuần hoàn, tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
  13.  Mikhail Vasilyevich Lomonosov (Phiên âm tiếng Việt: Mi- kha-in Va-si-ly-ích Lô-mô-nô- xốp, tiếng Nga: Михаи́ л Васи́ льевич Ломоно́сов; sinh ngày 19 tháng 11 [lịch cũ 8 tháng 11] năm 1711 – 15 tháng 4 [lịch cũ 4 tháng 4] năm 1765, Sankt-Peterburg) là một nhà khoa học thực nghiệm tự nhiên nổi tiếng thế giới, nhà thơ, người đặt ra cơ sở cho văn học tiếng Nga hiện đại, họa sĩ, sử gia, người đóng góp cho sự phát triển của giáo dục, khoa học và kinh tế Nga, người khởi đầu của thuyết động học phân tử. Đại học Quốc gia Moskva mang tên ông
  14.  Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành  Trong phản ứng hoá học có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến các điện tử còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì thế tổng khối lượng các chất được bảo toàn. Định luật này đôi khi còn được gọi là Định luật bảo toàn khối lượng của các chất, vì ở cùng một địa điểm trọng lượng tỷ lệ với khối lượng.  Lomonosov cũng nhận thấy rằng bảo toàn năng lượng cũng có giá trị đối với các phản ứng hóa học.
  15. Hãy kể tên những nhà khoa học và phát minh thuộc các lĩnh vực?
  16.  - Toán học:  + Niu-tơn: phép tính vi phân, tích phân.  + Lô-ba-sép-xki: hình học phi Ơ-cờ-lít.  + Lép-ních: phép tính vi phân, tích phân.  - Hóa học: Men-đê-lê-ép: bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.  - Vật lí:  + Lô-mô-nô-xốp: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.  + Niu-tơn: thuyết vạn vật hấp dẫn, ba định luật Niu-tơn.  - Sinh vật:  + Đác -uyn: thuyết tiến hóa di truyền.  + Puốc-kin-giơ : thuyết tế bào.
  17. Lô-ba-sép-xkI Men-đê-lê-ép
  18. - Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, - Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học. - Năm 1837 Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. - Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.