Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) - Nguyễn Quang Hiển

pptx 33 trang thuongnguyen 10670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) - Nguyễn Quang Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_9_bai_26_buoc_phat_trien_moi_cua_cuoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) - Nguyễn Quang Hiển

  1. TRƯỜNG THPT THANH CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH 9 MÔN LỊCH SỬ Giáo viên: Nguyễn Quang Hiển Tổ: Sử - Địa – ÂN – MT - GDCD
  2. BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953) I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 II-ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP III-ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (02/1951) IV-PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT V-GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG (Giảm tải)
  3. I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử mới Bước vào thu – đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương như thế nào? Gợi ý: Pháp càng lệ thuộc vào Mĩ và sự dính líu của Mĩ trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
  4. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới: cuộc họp diễn ra trong 1 căn phòng đơn sơ, chỉ có 1 bàn gỗ rộng để trải bản đồ; Từ trái qua phải: Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp.
  5. I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử mới - Ngày 01/10/1949, Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, tình hình thế giới và Đông Dương có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. - Pháp liên tiếp thất bại và lệ thuộc vào Mĩ. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
  6. So sánh tương quan lực lượng giữa ta với thực dân Pháp trước chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Việt Nam Thực dân Pháp - Chỉ huy: Đồng chí Võ - Chỉ huy: Trung tá Le Nguyên Giáp. Page. - Lực lượng: đại đoàn - Lực lượng: 11 tiểu đoàn 308; 2 trung đoàn 290 và (Âu, Phi, người Việt); 9 174; 4 đại đội pháo có 20 đại đội lính Việt; 4 đại đội khẩu; 5 đại đội công binh; công binh; 4 đại đội cơ bộ đội địa phương và dân động; 27 đại bác; 8 máy quân du kích. bay; đồn bốt kiên cố, vững chắc.
  7. “Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”. (Đăng Sơn-Hồ Chí Minh) Bác Hồ đang quan sát trên trận địa ở chiến dịch Biên giới năm 1950.
  8. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  9. I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Gợi ý: Hoàn cảnh lịch sử ở Đông Dương và thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta; Pháp-Mĩ chuẩn bị tấn công Việt Bắc nên ta mở chiến dịch để phá tan âm mưu của địch đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới
  10. Vì sao chọn Đông Khê là điểm tấn công đầu tiên? Gợi ý: vị trí chiến lược quan trọng trên đường số 4 Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  11. Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía Đông Bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu-ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong tiêu diệt địch. Ông cổ vũ cho phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân. Cho biết anh La Văn Cầu đã có hành động dũng cảm nào trong trận đánh Đông Khê?
  12. Đại tá Lê Văn Cầu sinh năm 1932, quê ở Cao Bằng, 1948-1952 tham gia 29 trận; là anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, vẫn luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương sáng cho nhiều người học tập; theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “La Văn Cầu-lá cờ đầu của phong trào thi đua giết giặc lập công”; Bác Hồ: “cháu Cầu trông hiền thế kia mà trả lời “chính trị” đáo để”.
  13. Bộ đội ta xung phong đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, Chiến dịch Biên giới 1950.
  14. Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu tài liệu hồ sơ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950: rất giản dị và gần gũi với dân binh.
  15. Những tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới. Hai quan năm Charton (ngồi hàng đầu, mờ) và Le Page (ngồi giữa) bị bắt làm tù binh ngày 7-10-1950 tại chân núi Cốc Xá điểm cao 447 trong chiến dịch Biên Giới.
  16. I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc - Âm mưu của pháp: khóa chặt biên giới Việt – Trung, thiết lập hành lang Đông –Tây, chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ 2. - Chủ trương của ta: 6/1950, Trung Ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
  17. I-CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc - Kết quả - ý nghĩa: + Kết quả thắng lợi, giải phóng 35 vạn dân, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản. + Đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
  18. II-ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP (Hướng dẫn HS tự học) - Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân Pháp. - Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12/1950), gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm,
  19. Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng 1951? Gợi ý: họp vào tháng 02/1951; báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam SGK tr.113) và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh
  20. Tổ chức sang trọng nhưng giản dị; chủ tịch HCM đang trình bày Báo cáo chính trị, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kì và khẳng định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Bàn về cách mạng Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Việt Nam
  21. III*-ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (02/1951) - Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng (02/1951) tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. - Nội dung: + Thông qua báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh. + Đại Hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam,
  22. III-ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (02/1951) - Ý nghĩa: đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
  23. Nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng? Gợi ý: nội dung mục IV
  24. IV-PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT - Về chính trị, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3/1951). Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. - Về kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do, - Về văn hoá giáo dục, tiến hành cải cách giáo dục, số học sinh phổ thông và đại học tăng nhanh. Ngày 01/05/1952, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn được 7 anh hùng.
  25. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Gợi ý: đánh dấu bước trưởng thành của Đảng; mối quan hệ Đảng với quần chúng được tăng cường;
  26. Theo tuanbaovannghetphcm.vn. trên đường đi về phía Đông Khê, cải trang trong bộ quần áo nhuộm chàm, Ông già “quân bưu”-Chủ tịch đến với đơn vị bộ đội đang chuẩn bị xuất trận, lúc cả đơn vị đã chỉnh tề nghe Bác căn dặn trước giờ ra trận, thì giữa vùng rừng núi bắt đầu chuyển sang mùa đông, lại nghe văng vẳng bài thơ của Người vừa cảm tác trước buổi bước vào chiến dịch: “Đêm khuya móc tựa mưa thu trút, Sương sớm dày như mây biển dăng. Áo rét gửi mau cho chiến sĩ, Trời loe nắng ấm báo xuân sang ”. (Thơ Bác Hồ-1950)
  27. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) Chiến Kế hoạch Đại hội Phát triển dịch Biên Đờ Lát đại biểu hậu giới thu – đờ Tát- lần thứ II phương đông xi-nhi của Đảng về mọi 1950 02/1951 mặt
  28. CỦNG CỐ Câu 1: Đây là cụm từ gồm 12 chữ cái thể hiện tinh thần chủ động tiêu diệt giặc để tăng cường, đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam? B I Ê N G I Ớ I 1 9 5 0
  29. CỦNG CỐ Câu 2: Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng 1951? (mục III) Câu 3: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương 02/1951 được tổ chức tại đâu? A. Chiêm Hóa – Tuyên Quang. B. Nghĩa Lộ – Yên Bái. C. Chợ Mới – Bắc Kạn. D. Chợ Bến – Hòa Bình.
  30. CỦNG CỐ Câu 4: Việc Mĩ đồng ý thực hiện kế hoạch Rơ-ve 05/1949 là mốc mở đầu cho A. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. B. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á. C. sự hình thành liên minh quân sự mang tên “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á” (SEATO). D. Chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
  31. CỦNG CỐ Câu 5: Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945 – 1954 là gì? A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Giành quyền chủ động chiến lược. D. Khóa chặt biên giới Việt - Trung.
  32. CỦNG CỐ Câu 6: Yếu tố nào sau đây là mối lo sợ nhất mà Pháp và Mĩ thực hiện âm mưu “khóa cửa biên giới Việt – Trung” thiết lập “hành lang Đông – Tây” chuẩn bị kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ 2? A. Ngày 01/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh. C. Phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao. D. Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
  33. DẶN DÒ - Các em về nhà học bài cũ. - Đọc trước SGK bài 27.