Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Tiết 30, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Nguyễn Thị Xuân Lộc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Tiết 30, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Nguyễn Thị Xuân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_9_tiet_30_bai_27_cuoc_khang_chien_toan.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 9 - Tiết 30, Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Nguyễn Thị Xuân Lộc
- CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP MÔN LỊCH SỬ 9 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lộc Trường THCS NGUYỄN HIỀN
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoài chiến đấu trên mặt trận quân sự, ta còn đấu tranh trên các mặt trận nào?
- Đ/C Phạm Văn Đồng
- Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 1. Hoàn cảnh và tiến trình hội nghị (đọc thêm) - Cuộc đấu tranh trên hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp-Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự toàn Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương. - Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng. Việt Nam đã kí Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954. - Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21-7- 1954, hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được kí kết. Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được đại diện các nước Hội nghị kí chính thức. Đại diện Mĩ ra tuyên bố riêng cam kết tôn trọng Hiệp định; nhưng không chịu sự ràng buộc của Hiệp định.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết
- TIẾT 30,BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (tiếp theo) III.Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương(1954) 2. Nội dung: (Thảo luận nhóm):Nêu các nội + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn dungtrọng cơcác bản quyền của dânHiệp tộc định cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là Giơđộc -lậpne- vơ?chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. + Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. + Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. + Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956.
- TRUNG QUỐC Sông Bến Hải Vĩ tuyến 17 SÀI GÒN Cầu Hiền Lương chia cắt đôi bờ đất nước (1954-1975)
- Cầu Hiền Lương bắt qua sông Bến Hải- chứng tích Lịch sử
- cầu Hiền Lương mới
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) III.Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương: 1. Hoàn cảnh và tiến trình hội nghị (đọc thêm) 2.Nội dung hiệp định: 3.Ý nghĩa: -Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. -Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương, buộc Pháp phải rút hết quân về nước -Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. (Thảo luận): Nêu ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) III. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ Hiệp định Giơnevơ là một thành công lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc Tham luận tại một hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: “Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi về chính trị và ngoại giao của Việt Nam, đến nay nó vẫn để lại 2 bài học nóng hổi cho ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đó là: Thứ nhất, phải đánh giá chính xác tình hình thế giới, nhất là chiến lược của các nước lớn, đồng thời tìm ra đối sách phù hợp trong từng thời gian, cho từng vấn đề, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này liên quan đến công tác dự báo. Thứ hai, phải tăng cường thực lực của đất nước, phát huy nội lực, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại ”.
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) III. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương Thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao bằng việc quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới nhằm tạo ra kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, đây là thắng lợi chưa trọn vẹn vì Sau Hiệp định Giơnevơ, 2 miền Nam - Bắc vẫn tạm thời bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 với thời hạn 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Thế nhưng, ngay sau đó, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã phá hoại việc thi hành hiệp định. Cuộc tổng tuyển cử đã không diễn ra, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, hy sinh và mãi tới 21 năm sau đất nước Việt Nam mới được hòa bình, độc lập, thống nhất.
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) IV.Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: 1.Ý nghĩa lịch sử: *Với dân tộc: - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa,tạo điều kiện để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. *Với thế giới: (Thảo(Thảo luận):Với luận):Cuộc thế giớikháng thắng -Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược,chiếnlợi âm chốngcủa mưu cuộc Pháp nô kháng dịch thắng của chiến lợi có chủ nghĩa đế quốc. ýchống nghĩa thựcnhư thếdân nào Pháp đối có với ý -Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng,nghĩadân cổ như vũtộc thếphong ta? nào? trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) IV.Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: 1.Ý nghĩa lịch sử: 2.Nguyên nhân thắng lợi: THẢO LUẬN NHÓM ? Nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp? ? Trong các nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào mang tính chất quyết định? Vì sao?
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) IV.Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: 2. Nguyên nhân thắng lợi: * Chủ quan: - Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường đúng đắn sáng tạo. - Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất. - Lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh, hậu phương rộng lớn. * Khách quan: - Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương - Có sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng dân chủ trên thế giới.
- TIẾT 30- BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (Tiếp theo) IV.ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng * Nguyên nhân quan trọng, lợicủa cuộc kháng chiến chống Pháp: quyết định nhất: 2. Nguyên nhân thắng lợi: - Quan trọng nhất là sự lãnh * Chủ quan: đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh: -Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí + Đường lối đúng đắn sáng Minh với đường lối đúng đắn sáng tạo. tạo. -Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân + Tập hợp được sức mạnh tộc thống nhất đoàn kết toàn dân -Lực lượngvũ trang ba thứ quân lớn mạnh, hậu phương Rộng lớn * Khách quan: -có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương -có sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng dân chủ trên thế giới
- Sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang lớn mạnh, hậu phương rộng lớn ; sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của quốc tế Quân sự: Ngoại giao: Chiến cuộc đông xuân 1953- Hiệp định Giơ-ne-vơ về 1954 với đỉnh cao là chiến chấm dứt chiến tranh ở Đông dịch Điện Biên Phủ giành Dương được kí kết thắng lợi -Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên cách mạng XHCN,tạo cơ sở để ta giải phóng miền Nam. -góp phần cổ vũ phong trào GPDT trên thế giới.
- Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Thêi gian Nối Th¾ng lîi 10/1947 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc. Chiến dịch biên giới Thu-đông. 1/1950 9,10/1950 Chính phủ nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 1953-1954 Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 7/5/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết 21/7/1954 Chiến cuộc Đông Xuân
- Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Thêi gian Nối Th¾ng lîi 10/1947 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc. 1/ 1950 Chiến dịch biên giới thu đông 9,10/1950 Chính phủ nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 1953-1954 Chiến dịch Việt Bắc Thu-đông 7/5/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết 21/7/1954 Chiến cuộc Đông xuân.
- DẶN DÒ Ôn tập từ bài 17 đến bài 27, tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết