Bài giảng môn Giáo dục công dân khối 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

pptx 17 trang thuongnguyen 3720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân khối 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_10_bai_7_thuc_tien_va_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Giáo dục công dân khối 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

  1. Kiểm tra bài cũ 1. Thế nào là phủ định biện chứng? 2. Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng? Trả lời: 1. Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. 2. Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản: - Tính khách quan - Tính kế thừa
  2. Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
  3. Bài 7: Thực tiễn vai trò 1 Thế nào là nhận của thực tiễn thức? đối với nhận thức 2 Thực tiễn là gì?
  4. 1. Thế nào là nhận thức ? Quan điểm Nhận thức Triết học duy tâm Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo Triết học duy vật trước Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, C.Mác máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình Triết học duy vật biện nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai chứng đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
  5. 1. Thế nào là nhận thức ? a. Nhận thức cảm tính: Ví dụ 1: Màu cam, hình tròn Thị giác Vị chua, ngọt Vị giác Thơm Khướu giác Nhẵn Xúc giác
  6. 1. Thế nào là nhận thức ? a. Nhận thức cảm tính: Ví dụ 2: Màu đỏ, dài Thị giác Vị cay Vị giác Thơm Khướu giác 04Nhẵn Xúc giác
  7. 1. Thế nào là nhận thức ? a. Nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng. Ưu điểm và hạn chế của nhận thức cảm tính: - Ưu điểm: Nhận biết sự vật rất nhanh. - Hạn chế: Nhận biết sự vật chưa sâu sắc (chỉ thấy được đặc điểm bên ngoài).
  8. 1. Thế nào là nhận thức ? b. Nhận thức lí tính: Ví dụ 3: Trong cam tươi chứa 87% là nước, chứa nhiều vitamin C, 93mg kali, 26mg canxi, 0,3g chất xơ Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm, tránh cảm cúm, chống lão hóa da, tăng cường thị lực, giải khát. Ví dụ 4: Trong ớt chứa 88% là nước, giàu vitamin C, vitamin A, sắt, canxi, vitamin nhóm B, phốt pho Công dụng: Chống cảm, chữa đau đầu, giảm mỡ máu, tăng cường sức đề kháng, giảm cân.
  9. 1. Thế nào là nhận thức ? b. Nhận thức lí tính: Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Ưu điểm và hạn chế của nhận thức lí tính: + Ưu điểm: Nhận biết sự vật một cách sâu sắc, toàn diện. + Hạn chế: Nếu không dựa vào nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
  10. 1. Thế nào là nhận thức ? Đặc điểm Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính Đều mang lại cho con người những hiểu biết về sự vật, Giống nhau hiện tượng - Là sự phản ánh trực tiếp, - Là sự phản ánh gián tiếp, cụ thể, sinh động mang tính trừu tượng, khái Khác nhau - Chỉ phản ánh được những quát thuộc tính, đặc điểm bên - Tìm ra được bản chất, quy ngoài. luật của sự vật, hiện tượng.
  11. 1. Thế nào là nhận thức ? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính - Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức (giai đoạn đầu) - Nhận thức lí tính là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức (giai đoạn tiếp theo) - Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lí tính. - Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc, toàn diện hơn. => Hai giai đoạn của quá trình nhận thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình nhận thức, nhằm phản ánh đúng đắn và đầy đủ các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
  12. 1. Thế nào là nhận thức ? Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người để tạo nên những hiểu biết về chúng. Bài học thực tiễn: Trong quá trình học tập, nghiên cứu, không được dừng lại ở bề mặt bên ngoài các hiện tượng, mà bao giờ cũng cần đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật, nắm vững các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội.
  13. 2. Thực tiễn là gì? Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những giá trị vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
  14. 2. Thực tiễn là gì? Hoạt động sản xuất
  15. 2. Thực tiễn là gì? Hoạt động nghiên cứu khoa học
  16. 2. Thực tiễn là gì? Hoạt động chính trị - xã hội
  17. 2. Thực tiễn là gì? Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú. 3 hình thức cơ bản: - Hoạt động sản xuất vật chất - Hoạt động chính trị - xã hội - Hoạt động thực nghiệm khoa học. Hoạt động sản xuất là cơ bản nhất. Vì nó quyết định các hoạt động khác, và xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.