Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Phương pháp tả người

ppt 28 trang minh70 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Phương pháp tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_ngu_van_6_phuong_phap_ta_nguoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Phương pháp tả người

  1. * Muốn tả cảnh cần phải làm gì? * Bố cục của bài văn tả cảnh có mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? - Muốn tả cảnh cần: + Xác định được đối tượng miêu tả. + Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. + Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. - Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần: + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả. + Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + Kết bài:thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
  2. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
  3. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người. 1. Ví dụ 1 SGK trang 59,60: 2. Nhận xét
  4. Đoạn 1: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai Dượng ĐặcĐ điểmoạn văn đó hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt Hương Thư đượctrên thể tả hiện ai? ở nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp có đặc điểm sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng những từ ngữ gì nổi bật? Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng và hình ảnh Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nào? nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Võ Quảng) Đoạn Đối tượng Đặc điểm văn miêu tả nổi bật Từ ngữ và hình ảnh Người chống Ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, các Dượng 1 thuyền vượt bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai Hương thác có vẻ đẹp hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. Thư dũng mãnh Động tác: ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
  5. Đoạn 2: Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm trên Đặc điểm đó gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng. Mũi lão gồ đượcĐCaioạn thểTứ văn hiệncó 2 tả ở sống mương dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng nhữngai?đặc điểm từ ngữ gì hình như cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét vànổi hình bật? ảnh tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy nào? chiếc răng vàng hợm của. (Lan Khai) Đoạn Đối tượng Đặc điểm văn miêu tả nổi bật Từ ngữ và hình ảnh - Thân hình: thấp và gầy Người đàn - Tuổi tác: độ bốn lăm, năm mươi 2 Cai Tứ ông gian -Gương mặt: vuông nhưng hai má hóp lại, cặp lông mày hùng lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mũi lão gồ sống mương, bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm đậy điệm, cái mồm toe toét tối om như cửa hang, đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.
  6. Đoạn 3: Ông đô già người sở tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh xuống mặt trống ba tiếng thật đanh, thật giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng giữa xới. Ngay lúc ấy, ông Cản Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo hò bốn phía tức thì nổi lên ầm ầm. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Rõ ràng là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông ta và muốn hạ ông ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm. Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông lúng túng trước những đòn đánh liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chán ngắt [ ]. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi. Có khoẻ bằng voi thì cũng phải ngã. Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông đứng như cây trồng giữa xới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng vậy. Các đô ngồi quanh xới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng. (Kim Lân)
  7. Đặc điểm đó đượcHai thể đô hiện vật ở Đoạn văn 3 nhữngcó đặc từ điểmngữ tả ai? và gìhình nổi ảnh bật? nào? Đoạn Đối Đặc văn tượng điểm Từ ngữ và hình ảnh miêu tả nổi bật Hành động : + Quắm Đen: lăn xả đánh ráo riết lấn lướt vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá. Hai người 3 Tài giỏi, + Ông Cản Ngũ : lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay dang rộng ra để trong keo mạnh sát xuống mặt đất xoay xoay chống đỡ : bước hụt mất đà chúi xuống. vật ở đền khỏe + Quắm Đen: như một con cắt ôm một bên chân ông (Cản Ngũ), bốc Đô lên. + Ông Cản Ngũ: vẫn chưa ngã, đứng như cây trồng + Quắm Đen: loay hoay gò lưng không bê nổi + Ông Cản Ngũ: vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên
  8. Đặc điểm Đoạn Đối Từ ngữ và hình ảnh văn tượng nổi bật Ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn Dương Người cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy Hương chèo có lửa. 1 Thư vẻ đẹp - Động tác: ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của dũng Trường Sơn oai linh hùng vĩ. mãnh Tả người trong tư thế làm việc(sử dụng nhiều động từ) - Thân hình: thấp và gầy - Tuổi tác: độ bốn lăm, năm mươi 2 Người Cai Tứ đàn ông - Gương mặt: vuông nhưng hai má hóp lại, cặp lông mày gian lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mũi lão gồ sống mương, bộ hùng râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm đậy điệm, cái mồm toe toét tối om như cửa hang, đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của Đặc tả chân dung(sử dụng nhiều tính từ)
  9. Đối Đoạn Đặc điểm tượng văn nổi bật Từ ngữ và hình ảnh Hành động : + Quắm Đen: lăn xả đánh ráo riết lấn lướt vờn tả, Hai đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá. người Ông Cản Ngũ : lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay trong Tài giỏi, dang rộng ra để sát xuống mặt đất xoay xoay chống đỡ keo vật mạnh khỏe : bước hụt mất đà chúi xuống. 3 ở đền Quắm Đen : như một con cắt ôm một bên chân ông ( Đô Cản Ngũ ), bốc lên. + Ông Cản Ngũ : vẫn chưa ngã, đứng như cây trồng Quắm Đen : loay hoay gò lưng không bê nổi Ông Cản Ngũ: vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên Tả người trong tư thế làm việc(sử dụng nhiều động từ)
  10. Mở bài: Nếu phải đặt tên cho bài văn Từ đầu → “ ầm ầm.” này thì em sẽ →Quang cảnh chung và các nhân vật. đặt là gì? Giới thiệu nhân vật Thân bài: - Đoạn 3: Tả hai người trong keo vật.(Quắm Tiếp theo → “ ngang bụng vậy.” Đen và ông Cản Ngũ) → Diễn biến keo vật.  Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành Một số phương án lựa chọn động tiêu đề: Kết bài: Đoạn còn lại. 1. Keo vật thách đố. → Suy nghĩ của mọi người 2. Quắm Đen thất bại. 3. Quắm Đen – Cản Ngũ so tài.  Nhận xét và nêu cảm nghĩ 4. Hội vật đền Đô năm ấy.
  11. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người. 1. Ví dụ SGK trang 59,60: * Muốn tả người cần: 2. Nhận xét: - Xác định đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả - Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư người trong tư thế làm việc); Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; chèo thuyền vượt thác dữ. - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. - Đoạn 2: Tả Cai Tứ. * Bố cục bài văn tả người thường có 3 phần: - Đoạn 3: Tả hai người trong keo - Mở bài: giới thiệu người được tả; vật.(Quắm Đen và ông Cản Ngũ) - Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, 3. Kết luận:(Ghi nhớ Sgk trang 61) hành động, lời nói ) - Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. * Lưu ý: - Khi miêu tả nhân vật kết hợp với hành động ta sử dụng nhiều động từ, tớnh từ. - Khi miêu tả chân dung nhân vật ta sử dụng nhiều tính từ, danh từ, ít động từ.
  12. So sánh phương pháp tả người và TẢ NGƯỜIphương pháp tả TẢ CẢNH cảnh? - Đều xác định đối tượng miêu tả. - Quan sát, lựa chọn các chi tiết. GIỐNG NHAU - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. - Nêu được cảm nhận, suy nghĩ của người viết về đối tượng miêu tả. Miêu tả chi tiết: Miêu tả theo thứ tự: + Ngoại hình + Không gian. KHÁC NHAU + Cử chỉ, hành động, + Thời gian. lời nói. + Từ khái quát đến cụ thể. + Tính cách, sở thích
  13. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người. 1. Ví dụ sgk trang 59,60: 2. Nhận xét: 3. Kết luận:(Ghi nhớ Sgk trang 61) II. Luyện tập: Bài tập 1 SGK trang 62: Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây: - Một em bé chừng 4-5 tuổi. - Một cụ già cao tuổi. - Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
  14. - Hình dáng: mập mạp, mũm mĩm hay Một em bé từ 4 - 5 tuổi bình thường; nước da trắng hay ngăm ngăm, ăn mặc, - Đặc điểm: đôi mắt to, má ửng hồng, hàm răng sữa trắng muốt, - Tính nết ngây thơ: giọng nói, tình cảm, chơi đùa, thích nhận quà,
  15. - Dáng người: to hay nhỏ; đi lại còn nhanh hay chậm chạp - Tóc bạc trắng như cước; da nhăn điểm những chấm đồi mồi, Hình ảnh - Đôi mắt: không còn tinh anh, đọc sách phải đeo kính, một cụ - Hàm răng: già - Bàn tay: nổi những đường gân xanh; - Hoạt động: dạy cháu học, kể chuyện,
  16. Hình ảnh cô giáo say sưa giảng bài. - Tả ngoại hình: trạc tuổi, tầm vóc (cao hay thấp), dáng điệu, nét mặt, đôi mắt. - Cử chỉ, hành động: lời giảng, việc làm cụ thể, Tay cầm phấn, chân bước chầm chậm. - Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng. - Đôi mắt lấp lánh niềm vui .
  17. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người. 1. Ví dụ sgk trang 59,60: 2. Nhận xét: 3. Kết luận:(Ghi nhớ Sgk trang 61) II. Luyện tập: Bài tập 1 SGK trang 62: Bài tập 2 SGK trang 62: Lập dàn ý cơ bản cho bài văn miêu tả một trong 3 đối tượng trên?
  18. 1. Mở bài: - Em bé đó tên là gì? Mấy tuổi? Trai hay gái? - Quan hệ với em như thế nào? 2. Thân bài: +Hình dáng: - Tầm vóc, thân hình: (cao, thấp? mập mạp hay thanh mảnh ? ) - Màu da: trắng trẻo hay ngăm ngăm? - Mái tóc: dài, ngắn? - Gương mặt: tròn hay trái xoan? Có nét gì đáng chú ý? +Tính nết: - Có ngoan ngoãn, biết nghe lời hay không? - Hiền hoà hay nghịch ngợm, hiếu động? - Có thông minh, khéo léo hay không? - Có tài gì? (Hát, múa, kể chuyện, làm trò, bắt chước người khác ) 3. Kết bài: * Cảm nghĩ của em:- Yêu mến bé - Thích chơi với bé
  19. Lập dàn ý: Miêu tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp. DÀN Ý 1. Mở bài: -Giới thiệu cô giáo (cô dạy môn gì, tiết mấy, ngày nào?) -Cảm nhận chung của em về cô như thế nào? 2. Thân bài: + Ngoại hình: tuổi tác, vóc dáng, gương mặt, đôi mắt + Cử chỉ, hành động: lời giảng, việc làm, động tác (khi viết bảng giảng bài, khi ân cần nhắc nhở học sinh ) +Trang phục: cô mặc áo dài + Tính nết: giản dị, chân thành, dịu dàng, tận tụy, yêu thương học sinh. +Tài năng: - Cô dạy Văn rất hay (chứng minh cụ thể qua một bài giảng trên lớp). - Biết khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, lôi cuốn chúng em vào bài học. - Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài. 3. Kết bài: Tình cảm của em đối với cô giáo.
  20. I. MỞ BÀI - Giới thiệu cụ già em định tả. II. THÂN BÀI - Tả hình dáng: đã ngoài sáu mươi tuổi, + Tuổi tác- dáng đi (chậm chạp, khệnh khạng) +Tóc (bạc phơ) - mắt (mờ, màu hột nhãn)- da (những đường nhăn ở trán và gò má sạm đen nhăn nheo, có điểm chấm đồi mồi) - (lưng còng) + Nụ cười hiền từ. - Tả tính tình: Yêu thương - nuông chiều con cháu - thích làm công việc nhẹ (dọn dẹp nhà cửa, nhổ cỏ, tưới cây, ) – hiền từ, nhân hậu với mọi người. - Bà chăm sóc cháu: ru, kể chuyện, dỗ dành cháu. III. KẾT BÀI - Tỏ lòng kính trọng bà. Nguyện sẽ nghe theo lời dạy của bà.
  21. Bài tập 3 trang 62: Đoạn văn sau đã bị xoá đi hai chỗ trong ngoặc( ) Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Thử đoán xem cụ Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì? Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như ( ),đồng tô to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì ( )tượng hai ông tướng Đá Rãi ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát. (Theo Kim Lân)
  22. Bài tập bổ sung Bài 1. Chọn phương án mà em cho là đúng. A.Người anh trai của Kiều Phương là người tốt. B. Người anh trai của Kiều Phương là người tốt nhưng còn nhược điểm, chưa thông cảm, hiểu em gái mình, có lúc còn ghen ghét với tài năng của em gái mình C. Người anh trai của Kiều Phương là người ích kỉ, hay ghen ghét với tài năng của em gái.
  23. Bài tập bổ sung Bài 2. Chọn cách hiểu nhân vật đúng, qua một câu văn trong tác phẩm Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê). A. Sau khi viết lên bảng bốn chữ «Nước Pháp muôn năm», thầy Ha- men sợ bọn Đức quá. B. Sau khi viết lên bảng bốn chữ «Nước Pháp muôn năm», thầy Ha- men yếu quá, không đứng lên được. C. Sau khi viết lên bảng bốn chữ «Nước Pháp muôn năm», thầy Ha- men yếu quá, không đứng vững được. Em hiểu tình cảm gì ở thầy giáo ? Thầy Ha-men là người thầy giáo có lòng yêu nước sâu sắc
  24. Bài tập bổ sung Bài 3. Viết một đoạn văn tả người mẹ kính yêu của em rực rỡ trong tà áo dài truyền thống, nhân ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 – 3. Đoạn văn tham khảo: Mẹ kính yêu của tôi sống rất giản dị ; suốt đời mẹ chỉ lo cho bố, con tôi. Hôm nay 8 – 3 là ngày đáng ghi nhớ - ngày Quốc tế phụ nữ. Mẹ tôi bỗng rực rỡ trong chiếc áo dài màu xanh mà bố tôi mua tặng mẹ, trông mẹ trẻ hơn mọi ngày rất nhiều. Mẹ lên xe để dến cơ quan làm việc, tà áo dài bay tha thướt phía sau. Ngoài phố, ai ai cũng nhìn mẹ. Tôi tự hào về mẹ, giá ngày nào mẹ cũng đẹp và thanh thản như thê. Có một nhà văn đã nói rất hay về người mẹ «Không có người mẹ không có anh hùng». Tôi thấy nói như thế thì hay, nhưng chưa gần gũi lắm. Tôi chỉ thích mẹ tôi đẹp mãi trong tà áo dài truyền thống, mỗi ngày một màu, thật đẹp biết bao!
  25. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài Đêm nay Bác không ngủ + Đọc bài thơ, chú thích. + Trả lời câu hỏi trong sgk/67 + Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của văn bản.