Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

pptx 8 trang thuongnguyen 3190
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_10_bai_10_thoi_ki_hinh_thanh_va_phat_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

  1. Bài 10 : Thời Kì Hình Thành Và Phát Triển Của Chế Độ Phong Kiến Ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) 2. Xã hội phong kiến Tây Âu a) Lãnh địa phong kiến ❖ Thời gian - Đến giữa thế kỉ IX ,phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong. - Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình – gọi là Lãnh địa phong kiến .
  2. ❖Khái niệm - Lãnh địa phong kiến là khu đất rộng của riêng lãnh chúa. - Lãnh địa bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. - Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phần quyền ở Tây Âu .
  3. b) Đặc điểm lãnh địa -Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, và có những nhà kho , chuồng trại . có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố . - Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
  4. ❖ Chính trị -Trên cơ sở của nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập. -Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng. ➢ Lãnh địa là một đơn vị độc lập có quân đội thuế khóa riêng .
  5. ❖ Kinh tế -Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể : Biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo -Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép .đều do nông nô sản xuất.
  6. ❖ Xã hội -Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa. -Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.Ai bỏ chốn sẽ bị trừng phạt rất nặng -Họ phải nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa . -Mức tô thường rất nặng ,có khi tới ½ sản phẩm thu được . -Ngoài ra nông nô phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân,thuế cưới xin