Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII

ppt 15 trang thuongnguyen 6210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_10_bai_23_phong_trao_tay_son_va_su_ngh.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII

  1. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII Giữa thế kỉ XVIII, tình hình nước ta như thế nào? Nhiệm vụ đặt ra lúc này là gì?
  2. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII 1.Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII. a) Bối cảnh: - Đất nước bị chia căt, chính quyền PK ở hai Đàng khủng hoảng sâu sắc. - Đời sống nhân dân cực khổ nổi dậy đấu tranh - Năm 1771, 3 anh em nhà họ Nguyễn đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa tại ấp Tây Sơn(Bình Định).
  3. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII 1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII. a) Bối cảnh: b) Diễn biến: - Từ 1771 đến 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - Từ 1786 đến 1788, phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh c) Kết quả: Xóa bỏ ranh giới chia cắt sông Gianh, bước đầu thống nhất đất nước.
  4. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII Lược đồ trận Rạch Gầm –Xoài Mút(1785) sông Mỹ Tho nay là sông Tiền Giang
  5. LỜI HIỂU DỤ CỦA VUA QUANG TRUNG “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
  6. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII Chống Xiêm - 1785 Chống Thanh - 1789 Chiến Đánh nhanh Đánh nhanh lược thắng nhanh thắng nhanh Chiến Phục kích Tiến công thần thuật tốc, táo bạo, bất ngờ
  7. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, người dân quanh vùng lại đổ về điện Tây Sơn tại thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tham dự lễ hội Đống Đa được tổ chức vào các ngày 4 và 5 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
  8. Hà Nội : Lễ hội gò Đống Đa Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Cửa đình làng Khương Thượng từ tinh mơ đã mở rộng, khói hương lan toả. Trước đình treo một lá cờ lớn chào mừng ngày hội của cả làng. Hơn 200 năm trước (1789), nơi đây là một chiến trường đẫm máu. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên Thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù phương Bắc xâm lược.
  9. 3. Vương triều Tây Sơn. - 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. -Từ 1789 đến 1802: cai trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc. *Chính sách: -Kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. -Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức giáo dục và thi cử. -Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị đầy đủ. -Giữ quan hệ hòa hảo với nhà Thanh(TQ) và tốt đẹp với Lào, Chân Lạp. => Đất nước dần dần được ổn định.
  10. Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII Bài tập 1: Em hãy ghép các sự kiện ở cột B với các mốc thời gian ở cột A sao cho đúng nhất: A B 1771 a)Đánh tan 29 vạn quân Thanh với trận Ngọc Hồi-Đống Đa 1773 b)Đánh đổ tập đoàn PK Lê –Trịnh ở Đàng Ngoài 1777 c)Khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) 1785 d)Đánh chiếm được phủ Quy Nhơn 1786 g)Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 1788 h)Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung 1789 i)Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
  11. Bài tập 2: Đánh giá công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ đối với nước ta ở cuối thế kỉ XVIII?
  12. Những công lao của phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ đối với nước ta ở cuối TK XVIII là: 1. Đánh đổ các tập đoàn PK chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài => bước đầu thống nhất đất nước. 2. Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm -1785 và quân Thanh -1789 => bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất nước. 3. Thành lập vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ (tuy thời gian tồn tại quá ngắn )
  13. Hướng dẫn chuẩn bị bài 24. 1. Trong các thế kỉ XVII-XVIII, ở nước ta có những tôn giáo nào? Và văn học Việt Nam trong giai đoạn này có điểm gì mới? 2. Em hãy quan sát hình 48/SGK.Tr123. Đồng thời nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.