Bài giảng môn Lịch Sử 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

pptx 9 trang minh70 7730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch Sử 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_11_bai_9_cach_mang_thang_muoi_nga_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch Sử 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

  1. Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)
  2. Câu hỏi: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất, ý nghĩa của cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
  3. I – CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng. - Chính trị: + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. + Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả về kinh tế-xã hội nghiêm trọng. - Kinh tế: Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh; công,nông nghiệp đình đốn. - Xã hội: + Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, + Phong trào phản đối chiến tranh và đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khăp nơi.
  4. 2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917 Nguyên nhân + Sâu xa: Do sự tồn tại của chế độ quân chủ và tàn tích phong kiến làm cho nhân dân cực khổ và nó kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. + Trực tiếp: Do Nga hoàng đưa Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc mà Nga lại liên tiếp bại trận, gây tốn kém, kinh tế - xã hội của đất nước bị hủy hoại, => Cách mạng bùng nổ.
  5. Diễn biến + Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin + Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính và nông dân. + 23/2/1917, 9 vạn nữ công nhân của 50 xí nghiệp ở Pê-tơ-rô- grát tham gia biểu tình chống chiến tranh. + 25/2, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị toàn thành phố, cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. + 26/2 , dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang bằng cách tước vũ khí của cảnh sát. + 27/2, triều đình Nga phải huy động 6 vạn binh lính từ mặt trận trở về để đàn áp phong trào; tuy nhiên, binh lính được vận động là bắn vào cảnh sát; quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm các công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng => Ni-cô-lai II thoái vị, đế quốc Nga cáo chung (1917)
  6. Kết quả +Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. ( 3/1917, nước Nga có 555 Xô viết) + Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lân thời. + Nước Nga trở thành nước Cộng hòa. + Nga tồn tại hai chính quyền song song: Chính phủ lâm thời: Tư sản Xô viết đại biểu: Vô sản Tính chất Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Ý nghĩa Đã thực hiện được một phần nhiệm vụ của giai cấp công nhân và nông dân Nga là lật đổ chế độ phong kiến.