Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_6_van_ban_ech_ngoi_day_gieng.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
- CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6A
- KIỂM TRA BÀI CŨ Kể tên các truyện dân gian thuộc thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích đã học? Trả lời: •Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. •Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- TRUYỆN NGỤ NGÔN LA PHÔNG TEN & Ê-DỐP
- Thỏ và rùa Ve sầu và kiến Con quạ thông minh
- Bầu trời chỉ bé bằng Ếch ngồi đáy giếng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Chú thích: 1.Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu xuống lòng đất, dùng để lấy nước . 2. Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
- Sự việc chính - Ếch sống trong giếng lâu ngày, nó nghĩ mình là chúa tể - Trời mưa to, nước dềnh lên đưa Ếch ra ngoài. - Ếch đi lại nghênh ngang và bị trâu giẫm bẹp.
- Kể tóm tắt câu chuyện 1 2 3 4 5 6 7
- BỐ CỤC: 2 phần PhÇn 1: Tõ ®Çu PhÇn 2: → “ chóa tÓ” PhÇn cßn l¹i Ếch khi ở trong Ếch khi ra giếng ngoài giếng
- Ếch là động vật lưỡng cư, vừa sống ở trên cạn, vừa sống dưới nước. Chúng đẻ trứng dưới nước. Sau đó những quả trứng này sẽ nở thành nòng nọc. Nòng nọc sẽ tiếp tục sống dưới nước cho đến khi chúng phát triển thành một con ếch trưởng thành.
- -Môi trường sống: + Sống trong giếng + Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Bài học: - Phải biết được hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ phải trả giá đắt có khi bằng cả tính mạng của mình. - Khi thay đổi môi trường sống , chúng ta cần phải nhanh chóng thích nghi với môi trường ấy. Nếu không thích nghi được, cá thể ấy sẽ bị đào thải khỏi xã hội.
- 1. Nghệ thuật - Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ. - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. - Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. - Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
- Câu hỏi thảo luận( 2 phút) Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán và khuyên nhủ điều gì?
- 1. Nghệ thuật - Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ. - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. - Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. - Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo. 2. Nội dung, ý nghĩa - Phê phán những người hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang. - Khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Ghi nhớ - Định nghĩa truyện ngụ ngôn (như chú thích trang 100) - Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biêt của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo . - Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”
- Trò chơi: Thi tìm các thành ngữ , tục ngữ , ca dao có liên quan đến nội dung của truyện . 1. Thành ngữ: - Coi trời bằng vung - Thùng rỗng kêu to - Dốt hay nói chữ - Chủ quan khinh địch 2. Tục ngữ: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn 3. Ca dao: - Con cóc nằm góc bờ ao Lăm le lại muốn đớp sao trên trời . - Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
- Giao nhiệm vụ về nhà - Đọc, kể lại câu chuyện. - Học bài, nắm nội dung, nghệ thuật và bài học rút ra từ câu chuyện này. - Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi.