Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết học 105, 106: Văn bản: Sống chết mặc bay

ppt 13 trang minh70 7560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết học 105, 106: Văn bản: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_7_tiet_hoc_105_106_van_ban_song_chet_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết học 105, 106: Văn bản: Sống chết mặc bay

  1. KÍNH CHÀO CÁC QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ HỌC CỦA LỚP 7A
  2. TIẾT 105 – 106 Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY _ Phạm Duy Tốn_
  3. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) - Quê: Thường Tín – Hà Nội - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn. - Là cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu thế kỉ XX. - Các tác phẩm tiêu biểu: Con người sở khanh, Nước đời lắm nỗi, Tiếu lâm An Nam.
  4. Tác phẩm: Nguồn gốc: Được viết vào tháng 7/1918, đăng trên báo Nam Phong số 18 (tháng 12/1918)
  5. Đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung của mạch truyện. + Cảnh dân phu đi kè đê: khẩn trương xúc động + Cảnh quan lại, nha phủ đánh bài: Châm biếm, mỉa mai.
  6. Truyện ngắn trung đại và Giống: đều thuộc thể loại truyện ngắn (tự sự) truyện ngắn hiện đại có gì giống và khác nhau? Khác: + Truyện trung đại viết bằng chữ Hán thiên về kể chuyện người thật việc thật, cốt truyện đơn giản thường mang mục đích giáo huấn. + Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Việt hiện đại, có tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn hướng vào khắc họa hình tượng nhân vật, phản ánh mối quan hệ nhân sinh, đời sống tâm hồn của con người.
  7. Bố cục: 3 phần + P1: Từ đầu đến “hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. + P2: Tiếp đến “điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê” + P3: Còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
  8. Tóm tắt: Truyện xảy ra ở Bắc Bộ gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc đê làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ. Dân phu hàng trăm nghìn người kéo đến hộ đê, ai nấy đều mệt lả. Nhưng trong đình cao: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ rộn ràng phục vụ cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm. Trước nguy cơ vỡ đê vỡ, quan vẫn thản nhiên đánh bài, thờ ơ trước cảnh tượng lo sợ của dân. Đúng lúc quan thắng ván bài to thì đê vỡ, dân lâm vào cảnh thảm sầu.
  9. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. Xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
  10. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
  11. - Tương phản: Là tạo ra những tình huống, cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc của chính tác phẩm. - Tăng cấp: Lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ hơn bản chất một sự vật, một hiện tượng muốn nói.
  12. CẢM ƠN CÁC CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý HỌC BÀI