Bài giảng môn Sinh học 12 - Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn

ppt 21 trang thuongnguyen 17741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học 12 - Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_12_bai_25_hoc_thuyet_lamac_va_hoc_thu.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học 12 - Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn

  1. I. HỌC THUYẾT LAMARCK • Jean-Baptiste de Lamarck , người Pháp (1744-1829) • 1809 công bố học thuyết tiến hóa đầu tiên.
  2. I. HỌC THUYẾT LAMARCK 1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa . Quan sát hình, cho biết sự hình thành loài hươu cao cổ ?
  3. I. HỌC THUYẾT LAMARCK 1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa . - Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một tổ tiên ban đầu. - Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có thể di truyền được cho thế hệ này sau. - Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kkieeru “ Sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” để thích ứng với các môi trường mới do vậy hình thành nên những loài khác nhau.
  4. Những đóng góp của Lamac: Hãy chỉ ra những đóng góp của Lamac? - Xây dựng học thuyết đầy đủ, hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới → sự thích nghi, đa dạng hình thành loài mới. - Đánh giá vai trò của điều kiện ngoại cảnh tác động lên sinh vật →biến đổi.
  5. Những hạn chế của Lamac: Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết Lamac? - Lamac cho rằng thường biến có thể di truyền được. - Nguyên nhân, cơ chế phát sinh biến dị di truyền.
  6. II. HỌC THUYẾT ĐACUYN • Charles Darwin (12/2/1809 - 1882) nhà tự nhiên học người Anh • Năm 1859, đưa ra học thuyết toàn diện về nguồn gốc của loài do chọn lọc tự nhiên
  7. Hành trình vòng quanh thế giới của Đacuyn
  8. Vài mẫu rùa quan sát được của Đacuyn Pinta Tower Marchena Đảo Pinta Mai trung gian James Santa Cruz Isabela Santa Fe Đảo Hood Floreana Hood Mai yên ngựa tụt sau Đảo Isabela Mai hình vòm đảy về phía trước Các kiểu mai rùa đáng quan tâm giữa các đảo khác nhau
  9. Darwin là người quan sát tinh tế cả với đối tượng hoang dại lẫn vật nuôi, cây trồng (vd: chim, côn trùng ) Kích thước, hình dạng mỏ chim phù hợp với dạng thức ăn của chúng
  10. Kích thước, hình dạng mỏ chim phù hợp với dạng thức ăn của chúng
  11. Su hào Cải Bruxen Cải xoăn Súp lơ trắng Súp lơ xanh Mù tạt hoang dại Bắp cải Như vậy quá trình CLTN cơ bản giống với quá trình CLNT
  12. Những tóm tắt của Enst Mayr về quan sát và suy luận của Đac-uyn ❖Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra 1 số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản ❖Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có những biến đổi bất thường về môi trường. ❖Các cá thể dù có cùng một bố mẹ nhưng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (biến dị cá thể - phần nhiều di truyền được)
  13. II/ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN: - Số lượng con sinh ra > số lượng con sống sót đến lúc trưởng thành. - Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biển đổi bất thường về môi trường. - Các cá thể trong 1 lứa có sự sai khác (biến dị cá thể) có thể di truyền cho thế hệ sau. -Đacuyn có nhận xét gì về các quần thể sinh vật và các biến dị của sinh vật?
  14. Các loài sinh vật đều phát sinh từ 1 tổ tiên theo con đường phân nhánh (phân li tính trạng) giống như các cành cây trên 1 cây. Loài đang sống Loài hóa thạch
  15. - Dacuyn đã đưa ra được cơ chế tiến hóa chính là CLTN qua đó giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới. Các loài giống nhau là do được phát sinh từ một nguồn gốc chung - CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. - Đối tượng CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
  16. Tóm lại : Với cơ chế tiến hóa là CLTN, Đácuyn đã giải thích được sự hống nhất trong đa dạng của các loài sinh vật trên Trái đất. Thống nhất vì chúng được bắt nguồn từ tổ tiên chung, còn đa dạng hay khác biệt nhau là do các loài đã tích lũy được các đặc điểm thích nghi với và môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hóa.
  17. ❖Đóng góp - Nêu lên được nguồn gốc các loài. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới. - Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật -> phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng -> tác động lên quần thể. ❖Tồn tại - Chưa xác định được nguyên nhân phát sinh biến dị