Bài giảng môn Sinh học 7 - Bài dạy 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

ppt 31 trang minh70 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học 7 - Bài dạy 59: Biện pháp đấu tranh sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_7_bai_day_59_bien_phap_dau_tranh_sinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học 7 - Bài dạy 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

  1. CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP MÔN SINH HỌC LỚP 7D GV: ĐINH THỊ HẢI
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: 1. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ? Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học ?
  3. ĐÁP ÁN 1. Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. - Xây dựng khu bảo tồn động vật. - Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. - Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
  4. ▼ Người ta phun thuốc trừ sâu nhằm mục đích gì ? ▼ Thuốc trừ sâu có gây tác hại đến con người và môi trường hay không ?
  5. TIẾT 62 – BÀI 59
  6. I- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? MÌo b¾t chuét Bä ngùa b¾t s©u bä - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc  sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra
  7. II Các biện pháp đấu tranh sinh học Nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ trả lời: Có mấy biện pháp đấu tranh sinh học ? + Sử dụng thiên địch + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật có hại + Gây vô sinh diệt động vật gây hại
  8. 1. Sử dụng thiên địch a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
  9. 1. Sử dụng thiên địch a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại Cá đuôi cờ Bọ gậy
  10. Cá đuôi cờ Thằn lằn Sâu Cóc Sáo Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
  11. b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng ki sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại Bướm đêm Đẻ trứng Cây xương rồng
  12. 2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Ở Ôxtrâylia ban đầu người ta nhập vào12 đôi thỏ sau đó khi số thỏ vượt quá mức và trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ, sau 10 năm chỉ còn số thỏ rất ít sống sót được miễn dịch đã phát triển mạnh. Sau đó người ta phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thỏ mới được giải quyết.
  13. 3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại - Ruồi làm loét da trâu bò sẽ giết chết trâu bò. Ruồi macro
  14. RUỒI CÁI RUỒI ĐỰC KHÔNG ĐẺ TUYỆT SẢN - Ruồi là loài khó tiêu diệt nên dùng phương pháp tuyệt sản ở ruồi đực làm ruồi đực không thể sản sinh ra tinh trùng nên ruồi cái có giao phối trứng không được thụ tinh do đó loài tự tiêu diệt
  15. Quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin SGK → hoàn thành phiếu học tập
  16. Các biện pháp đấu Tên sinh vật gây Tên thiên địch tranh sinh học hại Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
  17. Các biện pháp đấu Tên sinh vật gây Tên thiên địch tranh sinh học hại Sử dụng thiên địch trực - Sâu bọ, cua, ốc mang - Gia cầm tiếp tiêu diệt sinh vật gây vật chủ trung gian hại - Ấu trùng sâu bọ - Cá cờ - Sâu bọ - Cóc, chim sẻ, thằn lằn - Chuột - Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng Sử dụng thiên địch đẻ - Trứng sâu xám - Ong mắt đỏ trứng kí sinh vào sinh vật - Cây xương rồng - Ấu trùng của bướm gây hại hay trứng sâu hại đêm Sử dụng vi khuẩn gây - Thỏ - Vi khuẩn Myôma bệnh truyền nhiễm diệt và Calixi sinh vật gây hại
  18. III Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học Nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ trả lời: NêuNêu những những hạn ưu chế điểm của của biện biện pháp pháp đấu tranh sinhđấu học tranh ? Cho sinh ví dụhọc ??
  19. Ưu điểm : Hiện nay các quốc gia trồng lúa trên thế giới đều có xu hướng phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng bằng biện pháp đấu tranh sinh học và mang lại nhiều lợi ích như giảm được chi phí mua thuốc, nhân công và giảm thiểu được sự ô nhiễm môi trường.
  20. Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định. VD: Một số thiên địch nhập từ nước ngoài vào do không quen với điều kiện khí hậu nên phát triển kém. - Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. VD: Rắn diệt chuột , tuy nhiên số lượng rắn luôn luôn ít hơn chuột ( chuột sinh sản nhanh) -> không thể tiêu diệt hết được
  21. Hạn chế: - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. VD: Khi cây cảnh có hại ở Haoai bị tiêu diệt →giảm chim sáo chuyên ăn cây cảnh →tăng sâu hại mía (sâu là mồi của chim sáo) - Một số loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại. VD: Chim sẻ vừa ăn sâu (có lợi), vừa ăn lúa (có hại)
  22. Ong mắt đỏ được sử dụng có hiệu quả đối với sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá nhỏ hại lá, sâu đo xanh hại đay, sâu xanh hại bông Một số hình ảnh về ong mắt đỏ kí sinh trên trứng sâu
  23. Bọ xít cổ ngỗng ăn sâu non hại cải Bọ rùa ăn sâu non
  24. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Hãy lựa chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: 1 Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp đấu tranh sinh học: A. Dùng mèo bắt chuột trên đồng ruộng. B. Dùng gia cầm tiêu diệt sâu hại. C.C Dùng thuốc trừ sâu hại lúa. D. Thả vịt vào ruộng tiêu diệt ốc bươu vàng.
  25. 2. Biện pháp đấu tranh sinh học là: A. Sử dụng thiên địch của sinh vật gây hại. B. Gây vô sinh cho động vật gây hại. C. Gây bênh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. D.D Tất cả các ý trên đều đúng.
  26. 3. Trong nông nghiệp, muốn dọn sạch cỏ để trồng cây ta dùng biện pháp nào trong các biện pháp sau để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và không gây chết thiên địch ? A. Phun thuốc diệt cỏ. B. Đốt cỏ. CC. Dùng dao, cuốc, máy cắt cỏ để làm sạch cỏ. D. Tất cả các ý trên đều đúng.
  27. 3. Có thể tiêu diệt sâu xám hại ngô bằng cách cho 1 loại sâu bọ thiên địch đẻ trứng trên trứng của sâu xám là: A. Ong mật. B.B Ong mắt đỏ. C. Ruồi. D. Rầy nâu.
  28. Hướng dẫn về nhà : - Học bài. Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - Nghiên cứu bài “Động vật quý hiếm” : Tìm hiểu về những loài động vật quý hiếm ở Việt Nam.