Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 30: Truyền tin qua Xinap

pptx 17 trang thuongnguyen 4220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 30: Truyền tin qua Xinap", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_30_truyen_tin_qua_xinap.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 30: Truyền tin qua Xinap

  1. Tập chung sách giáo khoa trang 121 và quan sát hình trên bài thuyết trình
  2. Tế bào trước xinap xinap xinap xinap Tuyến Tế bào sau xinap cơ
  3. - Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến, có vai trò dẫn truyền xung thần kinh. - Các kiểu Xináp: + Xináp thần kinh – thần kinh + Xináp thần kinh – cơ + Xináp thần kinh – tuyến
  4. Tế bào trước xinap xinap xinap xinap Tuyến Tế bào sau xinap cơ Xináp Xináp Xináp thần kinh – thần kinh - cơ thần kinh – tuyến thần kinh
  5. - Có hai loại xináp: + xináp điện. + xináp hóa học (phổ biến ở động vật). * xináp hóa học:Là loại Xináp mà thông tin được truyền qua khe Xináp đến màng sau nhớ các chất trung gian hóa học chứa trong bóng Xináp - Cấu tạo Xináp + Xináp gồm màng trước, màng sau, khe Xináp và chùy Xináp. + Chùy Xináp có các bọc chứa chất trung gian hóa học. + Trên màng sau Xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian. - Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. Ngoài ra, còn nhiều chất trung gian hóa học khác nhau như đôpamin, serôtônin,
  6. Ti thể Chùy Túi chứa chất xináp trung gian hóa học Màng trước xináp Khe xináp Màng sau xináp Thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa Sơ đồ cấu tạo xinap hóa học học
  7. - Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm 2+ đi vào trong chùy xináp. + Giai đoạn 2: 2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hóa học gắn với màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xináp. +Giai đoạn 3: Chất trung gian hóa học axêtincôlin gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp. - Vì màng sau của Xináp không có chất axêtincôlin, còn màng trước thì không có các thụ thể nên xung thần kinh chỉ truyền một chiều.
  8. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC - Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến, có vai trò dẫn truyền xung thần kinh. - Xináp gồm màng trước, màng sau, khe Xináp và chùy Xináp. Chùy Xináp có các bọc chứa chất trung gian hóa học. - Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau: + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm 2+ đi vào trong chùy xináp. + 2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hóa học gắn với màng trước và vỡ ra. + Chất trung gian hóa học axêtincôlin gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.
  9. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là A. Axêtincôlin và đôpamin B. Axêtin cô lin và serôtônin C. Serôtônin và norađrênalin D. Axêtincôlin và norađrênalin Câu 2: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự: A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp Câu 3: Xináp là diện tiếp xúc giữa A. Các tế bào ở cạnh nhau B. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến C. Tế bào thần kinh với tế bào cơ D. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến, )