Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Chương 2, Bài 23: Hướng động

pptx 19 trang thuongnguyen 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Chương 2, Bài 23: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_chuong_2_bai_23_huong_dong.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Chương 2, Bài 23: Hướng động

  1. Chương 2: Cảm ứng A – Cảm ứng ở thực vật Bài 23: Hướng Động Nhóm 2
  2. II. Các kiểu hướng động “Tìm hiểu các kiểu hướng động và vai trò của hướng động đối với thực vật.”
  3. II. Các kiểu hướng động: Tồn tại một số kiểu hướng động tương ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ: Tác nhân kích thích là ánh sáng => Hướng sáng. Tác nhân kích thích là trọng lực => Hướng trọng lực.
  4. II. - Các kiểu hướng động 1. Hướng sáng: Thế nào là hướng sáng? Đặc điểm sinh trưởng? Ánh sáng Trong tối
  5. II. - Các kiểu hướng động 1 – Hướng sáng: Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. + Rễ : hướng sáng âm + Thân : hướng sáng dương
  6. II. Các kiểu hướng động: 1- Hướng sáng:
  7. II. Các kiểu hướng động : 1- Hướng sáng: Auxin nhiều Auxin ít Nguyên nhân auxin phân bố không đều ở hai phía : do auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng, nên lượng auxin nhiều và kích thích sự kéo dài tế bào.
  8. II. Các kiểu hướng động 1- Hướng sáng. Kết luận: - Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. + Rễ: hướng sáng âm. + Thân: hướng sáng dương. - Tác nhân: ánh sáng - Vai trò : tìm ánh sáng để quang hợp.
  9. Đoạn phim về phản ứng hướng sáng ở thực vật
  10. 2- Hướng trọng lực ( hướng đất): Hình 23.1 SGK Hình Hướng trọng lực của thân, rễ
  11. 2- Hướng trọng lực : Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực ( hướng về tâm của trái đất) Hãy nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường. -Ở rễ: Rễ mọc hướng xuống (Hướng đất dương) -Ở chồi: Thân mọc hướng lên trên (Hướng đất âm)
  12. Vì sao thân và rễ trên hình a,c nằm ngang?
  13. 2- Hướng trọng lực: Thân và rễ trên hình 23.3a và 23.3c sinh trưởng theo hướng nằm ngang vì tác động của trọng lực bị loại bỏ (do tác động của máy hồi chuyển) -Phản ứng của thân và rễ cây đối với sự kích thích của trọng lực có sự khác nhau là: + Thân hướng lên trên (hướng trọng lực âm). + Rễ hướng xuống dưới (hướng trọng lực dương).
  14. 2- Hướng trọng lực: Kích thích sinh trưởng Mặt trên auxin thích hợp kéo dài của tế bào. Đẩy rễ mọc cong về phía dưới. Ức chế sự sinh trưởng kéo dài Mặt dưới nhiều auxin của các tế bào.
  15. II. Các kiểu hướng động 2- Hướng trọng lực: chồi ngọn quay lên trên. Auxin ít Auxin nhiều
  16. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Tính hướng đất là do tác động chủ yếu của hoocmon nào? A. Auxin B. Xitokinin C. Êtilen D. Giberelin
  17. Câu 2. Vận động nào sau đây là hướng động dương? A. Rễ hướng tránh xa hoá chất độc hại. B. Ngọn cây luôn tìm về nơi có sáng để quang hợp. C. Ngọn cây hướng lên trên khi đặt chậu cây nằm ngang. D. Rễ cây luôn hướng tránh xa nguồn ánh sáng
  18. Câu 3: Tác nhân của hướng trọng lực là: A. Đất B. Ánh sáng C. Chất hóa học D. Sự va chạm
  19. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm 2