Bài giảng Ngữ văn 6 - Ẩn dụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_an_du.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Ẩn dụ
- Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh về dự giờ! GV: Mai Kim Thanh Trường THCS Anh Dũng
- Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu 1. Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh A. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân từ B. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi. C. Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? D. Vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa. A. Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà rung tai C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về. Câu 3. Phép nhân hóa làm cho hình ảnh, sự vật thêm cụ thể, sinh động; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. A. Đúng B. Sai
- Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu 1. Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh A. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân từ B. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi. C. Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? D. Vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa. A. Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà rung tai C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về. Câu 3. Phép nhân hóa làm cho hình ảnh, sự vật thêm cụ thể, sinh động; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. A. Đúng B. Sai
- Ví dụ: a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. c. Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Thảo luận cặp đôi: 1. Các từ in đậm chỉ đến sự vật, hiện tượng nào? Vì sao có thể nói như vậy? 2. Cách nói như thế có tác dụng gì
- a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) - Ăn quả: người hưởng thụ, sự thừa hưởng thành quả - Kẻ trồng cây: Tiền nhân, người đi trước, người gây dựng tạo thành quả => Câu tục ngữ này khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao của người đã gây dựng thành quả đó.
- b, Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) - Mực- đen: Cái xấu,cái lạc hậu, cái chưa tốt - Đèn-rạng: Cái tốt,cái tiến bộ, cái hay => Câu tục ngữ này nói lên tầm quan trọng của môi trường sống,khuyên chúng ta phải chọn môi trường sống tốt đẹp.
- c, Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ( Ca dao) -Thuyền: Chỉ người đi xa, chỉ người con trai. (Thuyền luôn đi khắp các sông biển -> người con trai luôn đi xa để làm ăn kiếm sống, ) - Bến: Chỉ người ở lại, chỉ người con gái. (Bến là nơi để thuyền neo đậu-> người con gái luôn ở nhà, tại quê hương đợi chờ chàng tra quay về) => Câu tục ngữ này nói về tình cảm thủy chung,gắn bó trong tình yêu đôi lứa
- d, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) -Mặt trời : chỉ Bác Hồ , Bác đã dẫn đường lối, soi sang cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do,hạnh phúc. -> niềm kính yêu và biết ơn của tác giả cũng như dân tộc Việt nam dành cho Bác
- 1. So sánh đặc điểm và tác dụng của các cách diễn đạt sau đây. - Nhóm 1: a. Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. b. Bác Hồ như người Cha Đốt lửa cho anh nằm. - Nhóm 2: a. Bác Hồ như người Cha Đốt lửa cho anh nằm. b. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ)
- Trả lời: - Nhóm 1: a. Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lý tính, cách nói bình thường b. Sử dụng phép so sánh, có tác dụng định danh lại, tình cảm kính yêu của người viết với Bác. - Nhóm 2: a. Sử dụng phép so sánh, có tác dụng định danh lại, tình cảm kính yêu của người viết với Bác. b. Sử dụng phép ẩn dụ (Người Cha), có tác dụng hình tượng hóa, câu thơ cô đọng hàm súc thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với Bác.
- Ghi nhớ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Tìm các ẩn dụ trong các câu sau và chỉ ra tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật hiện tượng. a, Buổi sáng,mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. (Tô Hoài) - thấy mùi: Từ khứu giác (mũi) chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (mắt nhìn) - thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: Từ xúc giác (cảm giác khi da tiếp xúc với vật khác) chuyển qua khứu giác => Cảm nhận sự mới lạ, độc đáo gợi hình ảnh và cảm giác
- c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng khoa) - Tiếng rơi: cảm nhận bằng thính giác - Tiếng rơi rất mỏng: có sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác -> tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá, tiếng rơi được cảm nhận bằng tấm lòng cuare người yêu cái đẹp.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo phép tu từ ẩn dụ. a, Bầu trời xanh ngắt như một đồng cỏ trải dài mênh mông. Trên cánh đồng ấy những . . trắng muốt đang (đám mây, chú cừu,trôi lơ lửng, nhởn nhơ gặm cỏ) b. Chúng ta không nên , tiền bạc của bố mẹ vào những việc vô bổ phung phí nướng c. Giọng nói của chị ấy ngọt ngào dễ nghe d. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy . một niềm hi vọng. ánh lên có
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo phép tu từ ẩn dụ. e. Những em bé lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa luôn khát khao có một . để trở về. gia đình tổ ấm g. Lũ học trò chúng tôi sẽ không bao giờ quên ơn những thầm lặng đã đưa chúng tôi đến bến bờ tri thức. Thầy cô giáo người lái đò
- HƯỚNG DẪN HỌC VỀ NHÀ - Nhớ khái niệm, tác dụng của ẩn dụ. - Hoàn thành các bài tạp còn lại - Tìm các ví dụ về ẩn dụ - Chuẩn bị bài “Luyện nói văn miêu tả”