Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_bai_10_ech_ngoi_day_gieng.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng
- GAME SHOW Tìm ô chữ hang dọc bằng cách trả lời các câu hỏi trong ô chữ hang ngang. Mỗi ô chữ hang ngang sẽ chứa một từ khóa.
- CÂUCÂU HỎIHỎI 13 Trongtruyềntruyềnthuyếtthuyết“Sơn“ConTinh, ThủyRồngTinh, cháu”, aiTiênlà người”, Lạcmang Longđủ lễ vật Quânđến trướclấy aivàlàmđượcvợcưới? Mị Nương?
- Từ khóa:NGỤ NGÔN
- ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG TRUYỆN NGỤ NGÔN
- I. Đọc tìm hiểu chung
- I. Đọc tìm hiểu chung 1. Khái niệm truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện nhỏ về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng nói gió kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- 2. Đọc và kể: - Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. - Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. - Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp
- 3. Cấu trúc văn bản. - Truyện kể dưới hình thức văn xuôi. - Nhân vật: Chú Ếch- là loài vật - Có 2 Sự việc liên quan đến chú Ếch: + Kể chuyện ếch khi ở trong giếng. + Kể chuyện ếch khi ra khỏi giếng. - Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể tự nhiên. - PTBĐ: Tự sự.
- Kể chuyện theo tranh
- 4. Từ khó: (sgk) Nhâng nháo: Ngông nghênh, không coi ai ra gì
- II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng: - Không gian: Nhỏ bé, chật hẹp. - Cuộc sống: Xung quanh chỉ có một vài con vài con vật bé nhỏ Hằng ngày khiếp sợ tiếng ếch kêu. Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản. Ếch ta oai như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung. Hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan trở thành thói quen, thành bệnh. Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình.
- 2. Ếch ra khỏi giếng: - Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài. Không gian: mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi - Ếch nhâng nháo nhìn bầu trời, chả thèm để ý xung quanh. - Kết cục: Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp Ếch không nhận thức được giới hạn của mình nên bị thất bại thảm hại.
- III/ TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang. - Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo. - Phải biết quan sát thế giới xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo - - Thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”.
- 2. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống - Cách nói ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc - Cách kể bất ngờ, thú vị
- SƠ ĐỒ TƯ DUY ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG KHI Ở TRONG GIẾNG KHI RA KHỎI GIẾNG Không Không Kiêu gian Chủ gian ngạo rộng quan nhỏ bé lớn KẾT CỤC BI THẢM Bài học rút ra: - Cần nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh.
- IV/ LUYỆN TẬP Bài 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng 1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ? A. Kể chuyện B. Thể hiện cảm xúc C. Gửi gắm ý tưởng bài học D. Truyền đạt kinh nghiệm 2. Con người, con vật, đồ vật đều có thể là nhân vật trong truyện ngụ ngôn. A. Đúng B. Sai
- Bài 2: Tìm hai câu văn trong truyện mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể : Môi trường nhỏ hẹp của ếch và sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch - Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp : Thái độ chủ quan kiêu ngạo của ếch và hậu quả nó phải chịu