Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 6: Chữa lỗi dùng từ

ppt 19 trang minh70 4780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 6: Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_bai_6_chua_loi_dung_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 6: Chữa lỗi dùng từ

  1. CHÀO MỪNG CÁC QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP. Giáo viên: Hà Thị Lệ Mỹ
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ?Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? ? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ Xác định từ ngữ mang nghĩa gốc : aa. Bàn chân b. Chân núi c. Chân giường d. Chân ghế Chúc mừng bạn nhé!
  4. a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động!Tre, anh hùng chiến đấu! ( Thép Mới) b.Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
  5. a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động!Tre, anh hùng chiến đấu! ( Thép Mới) * Từ tre được lặp lại (7 lần), từ giữ được lặp lại 4 lần, từ anh hùng được lặp lại 2 lần . Là lặp có chủ đích: tạo nhịp điệu cho lời văn; gợi hình ảnh; nhấn mạnh giá trị to lớn, nhiều mặt của tre. Phép lặp tu từ (điệp ngữ) .
  6. b: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. * Từ ngữ lặp lại: Truyện dân gian (2 lần) Dùng từ trùng lặp-> gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, rườm rà cho câu văn. Lỗi lặp từ. * Nguyên nhân: - Do vốn từ nghèo . - Thiếu cân nhắc, chọn lọc khi dùng từ. .
  7. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ ( thảo luận cặp đôi). VDb: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. Chữa: Cách 1: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. (Đảo cấu trúc, bỏ từ trùng lặp “truyện dân gian”) Cách 2: Vì truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. ( Thêm quan hệ từ vì vào đầu câu,bỏ từ trùng lặp “truyện dân gian”) Cách 3: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó. (Thay thế “truyện dân gian” bằng từ “nó”hay cụm từ “thể loại này”)
  8. a)Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. Thảo luận nhóm: -Tìm từ dùng không đúng trong hai câu trên? - Nguyên nhân mắc lỗi trong việc dùng từ ở hai câu trên là gì? - Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng?
  9. a)Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. - Thăm quan: “thăm” là từ Thuần Việt có nghĩa là “hỏi han để biết rõ tình hình”; “quan” là yếu tố Hán Việt có nghĩa là “xem xét” -> ghép như vậy là không đúng (Từ này không có trong từ điển). Mở ra nhắm lại liên tiếp - Nhấp nháy: Có ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp.
  10. - Nguyên nhân mắc lỗi: + Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm. + Phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả. + Không nhớ chính xác nghĩa của từ . - Dùng từ đúng: + Thay từ “thăm quan” bằng từ “tham quan”. (Tham quan: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm). + Thay từ “nhấp nháy” bằng từ “mấp máy”. (Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp).
  11. -Cách khắc phục: + Chỉ dùng những từ mà mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm. + Cần phát âm đúng=> Viết đúng chính tả. +Tra từ điển để biết rõ nghĩa của từ.
  12. LUYỆN TẬP Ai nhanh hơn? 1.Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau: a.Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, Lan) c.Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. ( Bỏ một trong hai từ “lớn lên”,“trưởng thành” vì nghĩa của hai từ này giống nhau)
  13. ĐÁP ÁN a.Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến bạn. c.Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
  14. 2) Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác.Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì? Nhóm nào nhanh hơn? a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,
  15. ĐÁP ÁN a.Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người. b. Có một số bạn còn bàng quan với lớp. c. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, => Nguyên nhân mắc lỗi: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
  16. Điền “Đúng” hoặc “Sai” vào các cặp câu sau: Câu 1: A1: Ông ngồi dậy cho dễ dàng. Sai A2: Ông ngồi dậy cho dễ chịu. Đúng Câu 2: A1: Tình thế không thể cứu vãn nổi. Đúng A2: Tình thế không thể cứu vớt nổi. Sai
  17. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI DÙNG TỪ Lặp từ Lẫn lộn các từ gần âm Nguyên nhân Khắc phục: Khắc phục: -Không nhớ - Chỉ dùng những Nguyên nhân - Bỏ từ trùng lặp, chính xác từ mà mình nhớ mắc lỗi: dùng từ thay thế hình thức chính xác hình thức -Vốn từ nghèo - Đọc nhiều sách, ngữ âm. ngữ âm. nàn. báo để tăng vốn -Phát âm sai=> - Cần phát âm đúng -Dùng từ thiếu từ. Viết sai =>Viết đúng chính cân nhắc. - Suy nghĩ kĩ -Không biết tả trước khi dùng. rõ nghĩa -Tra từ điển để biết của từ. rõ nghĩa.
  18. - Xem lại các ngữ liệu đã tìm hiểu Về nhà: - Hoàn thành các bài tập vào vở. - Tìm hiểu cuốn: Từ điển Tiếng Việt. - Chuẩn bị: Trả bài Tập làm văn số 1 + Xem lại câu chuyện mà mình đã viết. + Lập dàn ý chi tiết cho đề bài đã viết.