Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài dạy: Ẩn dụ

pptx 13 trang minh70 3240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài dạy: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_bai_day_an_du.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài dạy: Ẩn dụ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Nhân hoá là gì ? Nêu các kiểu nhân hóa thường gặp ? TRẢ LỜI : * Nhân hóa là goi tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hóa thường gặp: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
  2. Câu 2: Xác định kiểu nhân hoá trong câu ca dao sau ? Núi cao chi lắm núi ơi ? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. Đáp án Núi cao chi lắm núi ơi ? → Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
  3.  TIẾT 95 : ẨN DỤ
  4. ẨN DỤ Trong khổ thơ dưới I. ẨN DỤ LÀ GÌ ? đây cụm từ Người 1. Ví dụ Cha dung để chỉ ai? “ Anh đội viên nhìn Bác Vì sao có thể ví như Càng nhìn lại càng thương vậy? Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” Người Cha: chỉ Bác Hồ Bác với Người Cha có những phẩm chất giống nhau: Tuổi tác Tình thương yêu con Sự chăm sóc chu đáo đối với con
  5. I. ẨN DỤ LÀ GÌ ? So sánh 3 cách diễn đạt sau 1. Ví dụ Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc TạidiễnsaođạtBácbìnhHồthườnglại được ví như Người Cách 2: Bác Hồ như Người cha sử dụngChaso sánh Cách 3: Người Cha mái tóc bạc Cách nói hình ảnh Vì tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng giống như tình cảm của người cha dành cho con.
  6. I. ẨN DỤ LÀ GÌ ? Cách nói này có gì 1. Ví dụ giống và khác so với phép so sánh So sánh Ẩn dụ Giống So sánh sự vật A như sự vật B Khác - Có hai vế: A − B - Không có vế A (ẩn vế A) - Đối chiếu sự vật, sự - Gọi tên sự vật, hiện tượng việc này với sự vật, sự này bằng tên sự vật, hiện việc khác có nét tương tượng khác có nét tương đồng. đồng. → So sánh ngầm
  7. I. ẨN DỤ LÀ GÌ 1. Ví dụ Theo em ẩn dụ 2. Ghi nhớ là gì? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  8. II. LUYỆN TẬP Bài tập 2: Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau: a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) c/ Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) d/Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
  9. Bài tập 2: Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. “Sự hưởng thụ thành “Người lao động, người quả lao động” tạo ra thành quả” (ẩn dụ cách thức) (ẩn dụ phẩm chất) b/ Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng. “cái xấu” “cái tốt, cái hay, cái tiến bộ” (ẩn dụ phẩm chất)
  10. c/ Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền “người ở lại” “người đi xa” (ẩn dụ phẩm chất) d/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) “Bác Hồ” (ẩn dụ phẩm chất)
  11. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tả người thân yêu của mình. Đoạn văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Gạch chân và chỉ rõ.
  12. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Củng cố bài học: - Nhắc lại ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ. Cho ví dụ minh họa và phân tích tác dụng. Dặn dò - Học bài và làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài tiếp theo