Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học 22: Phép nhân hóa

ppt 28 trang minh70 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học 22: Phép nhân hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_bai_hoc_22_phep_nhan_hoa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học 22: Phép nhân hóa

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN Năm học: 2019- 2020
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ H: So sánh là gì? Xác định kiểu so sánh trong các câu sau: a. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. ( Đỗ Trung Quân) b. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ( Ca dao )
  3. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. a. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. ( Đỗ Trung Quân) → So sánh ngang bằng. b. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ( Ca dao ) → So sánh không ngang bằng.
  4. H: Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao sau: “Công cha .Thái Sơn Nghĩa mẹ .chảy ra Một lòng .kính cha Cho tròn chữ hiếu đạo con
  5. *Từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
  6. H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu thơ sau. Theo em tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? “ Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa” (Trần Đăng Khoa)
  7. I. Tìm hiểu về phép nhân hóa. 1. Khái niệm, tác dụng của nhân hóa. a. Bài tập: (sgk - tr.56) *Bài tập a: HS HĐN (5p), thực hiện yêu cầu BTa- tr.56, HS báo cáo, điều hành, chia sẻ.
  8. Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường (Trần Đăng Khoa)
  9. - Sự vật: trời, mía, kiến - Hành động: → Dùng những từ chỉ + Trời: mặc áo giáp hành động của người đen, ra trận để tả vật. + Mía: múa gươm + Kiến: hành quân -Trời: ông → Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật. -> Các sự vật được gọi, tả như con người.
  10. *Bài tập b: HĐCĐ (3p), thực hiện yêu cầu BT b sgk tr.56, báo cáo, điều hành, chia sẻ.
  11. H: So sánh hai cách diễn đạt sau và nhận xét. - Ông trời mặc áo giáp đen ra -Bầu trời đầy mây đen. trận. - Muôn nghìn cây mía múa - Muôn nghìn cây mía ngả gươm. nghiêng, lá bay phấp phới. -Kiến hành quân đầy đường. - Kiến bò đầy đường. Sự vật, sự việc hiện lên Miêu tả, tường thuật sống động, gần gũi với con một cách khách quan. người. - Cách diễn đạt trong khổ thơ hay hơn. -> Sử dụng phép nhân hoá khiến khổ thơ giàu hình ảnh, quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa được miêu tả sống động, gần gũi với thế giới con người.
  12. Vậy theo em nhân hóa là gì? Tác dụng của nhân hóa?
  13. 2. Kết luận. Học sgk – tr. 57 1. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. 2. Tác dụng: - Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. - Làm cho lời thơ, lời văn có sức biểu cảm cao.
  14. Chú chim đang hót trên cành cây Ông mặt trời đã thức dậy
  15. H: Xác định phép nhân hóa? Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ Buồn không hả trống! (Thanh Hào) → Biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
  16. II. Các kiểu nhân hóa. a. Bài tập Ví dụ 1: a.Từ đó, lãolão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậucậu Tay lại thân mật sống với nhau mỗi người một việc, không ai tị ai cả. ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng). b.Gậy tre, chông tre chốngchống lạilại sắt thép của quân thù. Tre xung phongphong vào xe tăng đại bác.Tre giữgiữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới) c. Trâu ơi,ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng ,trâu cày với ta.
  17. 2. Các kiểu nhân hóa. a. Bài tập: Các sự vật được nhân hóa: (1). miệng, chân, tay, tai, mắt -> dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. (2). trâu -> trò chuyện xưng hô với vật như với người. (3). Tre -> dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  18. 2. Kết luận: - Có 3 kiểu nhân hóa - Từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. - Những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  19. H: Đặt câu có sử dụng phép nhân hóa với các hình sau? Chú Mèo ngồi câu cá. Hai bạn Vịt đi chơi Noel.
  20. II. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hóa. - đông vui, tíu tít, bận rộn -> dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người - mẹ, con, anh, em -> dùng từ vốn gọi người để gọi vật -> tác dụng: làm cho quang cảnh bến cảng được mieu tả sống động hơn, người đọc hình dung cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng b.(chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn,(thuyền) vùng vằng: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ của sự vật. - Quay đầu chạy: là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, không phải biện pháp tu từ -> Tác dụng: sự vật được miểu tả trở nên sống động, gần gũi với con người vừa như báo trước về 1 khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
  21. m¸i Nh©nxanhth¸nhPhãchïaSo tõ ng¾tthãts¸nhho¸cæ: ®· X¸c ®Þnh chñ ngữ cña c©u sau:kÝnh TõTimL¸ nµo tõ trongDa tsauîng b¹n v®©y ênthanh Êy vÉy kh«ng mÞn trongchµo nh ph¶i ư ngc¸cnhungêi lµ tõb tõ¹ sau:n l¸y: nhá. DThÕíi bãng lµ mïa tre cñaxu©n ngµn mong xa íc thÊp ®· ®Õn.tho¸ng Rùc rì, mªnh m«ng, xanh ng¾t M¶nhX¸cC©uChØ ®Þnh v mai,râăn phÐp phãcã th¸nhm¸i sö tõtu dôngchïa trongtõ thãt, cã phÐpcætrong c©umáng kÝnh. vtuc©uă n manh.tõ vtrªn?ă nµo?n trªn?
  22. H: Quan sát bức tranh, em hãy viết một đoạn văn ngắn 8-10 câu tả cảnh làng quê trong đó có sử dụng phép nhân hóa, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
  23. Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và tươi đẹp vô cùng . Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, ngôi làng ven rừng bỗng im lìm tĩnh lặng vì mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tàng cây rồi đáp cánh xuống hồ nước để ăn bữa điểm tâm. Xa xa,đàn vịt nô đùa nhảy giỡn trên mặt sông. Tất cả khiến cho làng quê giống như một bức tranh sống động, đầy màu sắc.
  24. CỦNG CỐ KIẾN THỨC NHÂN HÓA Khái niệm Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, loài vật ần gũi với con người Trò chuyện, Dùng từ Các kiểu xưng hô với nhân hóa vốn gọi vật như người để đối với người. gọi vật . Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của ngườiđể chỉ hoạt động, tính chất của vật. TÁC DỤNG: Làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao.
  25. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI * Bài cũ: - Học kĩ hai nội dung chính về phép nhân hóa bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. - BT: Viết đoạn tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê hương em, trong đó có sử dụng phép nhân hóa, gạch chân dưới phép nhân hóa đó. * Bài mới: - Chuẩn bị bài: Đọc trước bài Tìm hiểu về phương pháp tả người. - Nghiên cứu kĩ nội dung 4 tr.47,48. Đọc phần bài mới để biết (cách tả người, hình thức, bố cục của một đoạn, một bài văn tả người).
  26. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT