Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học thứ 10: Thầy bói xem voi

pptx 9 trang minh70 2900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học thứ 10: Thầy bói xem voi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_bai_hoc_thu_10_thay_boi_xem_voi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài học thứ 10: Thầy bói xem voi

  1. THẦY BÓI XEM VOI
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: - Truyện ngụ ngôn 2. Chủ đề: - Kể về việc xem voi của các thầy bói nhân buổi ế hàng. 3. Bố cục: 3 phần + Phần 1:Từ đầu -> sờ đuôi: các thầy bói xem voi. + Phần 2: Tiếp theo -> chổi sể cùn: các thầy bói phán về voi. + Phần 3: Phần còn lại: kết quả của việc xem voi.
  3. THẢO LUẬN NHÓM Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh các thầy bói xem voi Nhóm 2, 3: Tìm hiểu về cách xem voi và lời phán voi của các thầy bói. Nhóm 4: Tìm hiểu kết qủa cuộc xem voi và nêu ý nghĩa qua câu chuyện
  4. II. Tìm hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh xem voi - Hoàn cảnh: nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau và con voi đi qua. - Đặc điểm chung của các thầy bói: đều bị mù, chưa biết gì về hình thù con voi -> Mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn,giới thiệu được hoàn cảnh của truyện và các nhân vật.
  5. II. Tìm hiểu văn bản 2. Cách xem voi và lời phán hình voi của các thầy bói - Cách xem voi: + Dùng tay để sờ + Mỗi người chỉ sờ một bộ phận của con voi. - Phán về hình thù của voi: + Thầy sờ vòi: Sun sun như con đỉa + Thầy sờ ngà: Chần chẫn như cái đòn càn.
  6. II. Tìm hiểu văn bản + Thầy sờ tai: Bè bè như cái quạt thóc + Thầy sờ chân: Sừng sững như cái cộtđ ình. + Thầy sờ đuôi: Tun tủn như cái chổi sể cùn. => Nhận xét đúng được bộ phận nhưng không đúng về toàn thể - Thái độ: + Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng. + Chủ quan bảo thủ, phiến diện.
  7. II. Tìm hiểu văn bản 3. Kết quả - Không nhận thức được hình thù con voi - Xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. -> Biện pháp nghệ thuật: phóng đại gây cười, đả kích thái độ bảo thủ của các thầy bói. => Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
  8. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Dựng câu chuyện của con người để khuyên răn con người bài học sâu sắc trong cuộc sống. - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo. 2. Nội dung - Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.