Bài giảng Ngữ văn 6 - Cô tô (Nguyễn Tuân)

pptx 29 trang minh70 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Cô tô (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_co_to_nguyen_tuan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Cô tô (Nguyễn Tuân)

  1. CÔ TÔ (Nguyễn Tuân)
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) - Quê: Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội - Sinh ra trong gia đình nhà Nho, từng sống ở nhiều nơi - Sở trường: Tùy bút, kí - Phong cách: Lối viết tài hoa, uyên bác, ngôn ngữ điêu luyện => Là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
  3. MỘT SỐ TÁC PHẨM CHÍNH CỦA NGUYỄN TUÂN
  4. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác - Vị trí đoạn trích: phần cuối bài kí “Cô Tô” - Viết nhân 1 chuyến ra thăm đảo Cô Tô của tác giả vào T4/1976
  5. Quần đảo Cô Tô • Diện tích: 47,3 km2 • Dân số: 4985 người • Tên cổ: Chàng Sơn (núi Chàng) • Gồm hơn 50 đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc Vịnh Bắc Bộ)
  6. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác - Vị trí đoạn trích: phần cuối bài kí “Cô Tô” - Viết nhân 1 chuyến ra thăm đảo Cô Tô của tác giả vào T4/1976 b. Thể loại: Thể kí
  7. Thể loại kí - Kí là một loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học. - Viết về người thật, việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất. - Gồm nhiều thể như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút.
  8. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm c. Đọc và giải thích từ khó - Giã đôi - Bạc nén - Khố xanh - Cong, ang - Thanh Luân - Hải sâm - Đá đầu sư - Cá hồng - Ngấn bể - Châu Hòa Mãn
  9. Sơ đồ thả lưới giã đôi Lính khố xanh Đảo Thanh Lân
  10. Đá đầu sư Ngấn bể Bạc nén
  11. Cong, ang Hải sâm Cá hồng
  12. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm d. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “mùa sóng ở đây”: Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão. - Phần 2: Tiếp đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. - Phần 3: Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân vào buổi sáng trên đảo.
  13. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão Vị trí quan sát của tác giả từ đâu? Tác dụng? Vẻ đẹp Cô Tô được miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp Cô Tô?
  14. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão - Vị trí quan sát: trên nóc đồn của bộ đội hải quân Đây là vị trí cao nhất có thể nhìn thấy toàn cảnh đảo Cô Tô - Vẻ đẹp Cô Tô: trong trẻo, sáng sủa + bầu trời trong sáng + cây cối thêm xanh mượt + nước biển lam biếc đặm đà + cát vàng giòn hơn nữa + lưới nặng mẻ cá giã đôi
  15. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão - Vị trí quan sát: trên nóc đồn của bộ đội hải quân Đây là vị trí cao nhất có thể nhìn thấy toàn cảnh đảo Cô Tô - Vẻ đẹp Cô Tô: trong trẻo, sáng sủa + bầu trời trong sáng => Nghệ thuật: Liệt kê, tính từ, ẩn dụ + cây cối thêm xanh mượt chuyển đổi cảm giác, so sánh + nước biển lam biếc đặm đà => Thiên nhiên trong trẻo, tràn đầy + cát vàng giòn hơn nữa sức sống + lưới nặng mẻ cá giã đôi
  16. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão - Vị trí quan sát: trên nóc đồn của bộ đội hải quân Đây là vị trí cao nhất có thể nhìn thấy toàn cảnh đảo Cô Tô - Vẻ đẹp Cô Tô: trong trẻo, sáng sủa - Tình cảm của tác giả: “yêu mến như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây” -> so sánh -> yêu mến, thân thuộc
  17. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô Vị trí quan sát của tác giả từ đâu? Cảnh mặt trời mọc hiện lên qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả?
  18. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô - Thời gian: Thức dậy từ canh tư -> sớm sủa - Vị trí quan sát: ra tận đầu mũi đảo rình mặt trời lên -> công phu và trân trọng
  19. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô - Cảnh mặt trời mọc: + Trước khi mặt trời lên: Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. -> Từ ngữ gợi hình, so sánh mới lạ, độc đáo. => Không gian rộng lớn, phẳng lặng và vô cùng trong trẻo.
  20. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô - Cảnh mặt trời mọc: + Khi mặt trời lên: - Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. - Tròn trĩnh phúc hậu - Quả trứng hồng hào thăm thẳm - Như một mâm lễ phẩm - Vài chiếc nhạn chao đi chao lại - Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh
  21. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô - Cảnh mặt trời mọc: + Trước khi mặt trời lên + Khi mặt trời lên => Nghệ thuật: Tính từ, từ láy, so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, mới lạ => Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, lộng lẫy, rực rỡ, kì vĩ, tráng lệ => Tình yêu thiên nhiên, vẻ tài hoa và bút pháp miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân
  22. II. Tìm hiểu chi tiết 3. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo
  23. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô Thời gian Buổi sáng Địa điểm Quanh cái giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân - Mọi người đến tắm quanh cái giếng - Có bao nhiêu là người đến gánh và múc nước - Múc nước đổ vào cong vào ang Quang cảnh sinh - Bao nhiêu thuyền đang mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt vào để chuẩn bị cho hoạt và lao động chuyến ra khơi - Hình ảnh anh Châu Hòa Mãn gánh nước - Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con Nghệ thuật miêu tả So sánh, liệt kê, động từ, hình ảnh chân thực Cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, đông vui , tấp nập, đầm Cảm nhận về cảnh ấm, thanh bình Tình cảm của tác giả Yêu mến, gắn bó với mảnh đất nơi đây; niềm tin yêu vào cuộc sống
  24. Cảnh thiên nhiên Cô Tô Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô Cảnh sinh hoạt và lao động trên sau trận bão đảo Cô Tô Từ ngữ chỉ hình - Bầu trời, cây, nước biển, - Chân trời, ngấn bể, mặt trời - Hình ảnh con người ảnh, màu sắc, ánh cát, cá -Tròn trĩnh, phúc hậu, đầy đặn, hồng - Tắm, múc, gánh nước, ra khơi, sáng, hoạt động - Trong trẻo, lam biếc, hào, hửng hồng địu con, xanh mượt, vàng giòn - Nhú lên, tiến ra Các biện pháp tu - So sánh: thêm, hơn -So sánh: chân trời, ngấn bể sạch như So sánh: chị Châu Hòa Mãn địu từ - Ẩn dụ: cát vàng giòn tấm kính, mặt trời như lòng đỏ một con dịu dàng như hình ảnh biển quả trứng thiên nhiên, y như một cả mâm lễ phẩm - Ẩn dụ: mặt trời – quả trứng hồng hào thăm thẳm Điểm nhìn Nóc đồn Cô Tô Đầu mũi đảo Bên giếng nước ngọt ở rìa đảo Trình tự miêu tả - Cao xuống thấp - Bao quát đến cụ thể Chọn lọc chi tiết - Bao quát đến cụ thể Đặc điểm của - Tươi sáng, giàu đẹp - Rực rỡ, hùng vĩ Nhịp sống khẩn trương, tấp nập cảnh nhưng rất thanh bình Cảm xúc của tác Yêu mến, gắn bó Hồi hộp, hào hứng Tin yêu giả Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô tươi đẹp, giàu có và hùng vĩ Bức tranh sinh hoạt, lao động: vất vả, bình dị, ấm áp và tươi sáng
  25. III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật - Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo - Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính của thiên nhiên và con người trên xác, độc đáo. biển đảo Cô Tô. - Sử dụng các phép so sánh mới - Qua đó thấy được tình cảm yêu lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo. quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
  26. IV. Luyện tập Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
  27. IV. Luyện tập Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm C. Miêu tả B. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là: A. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão. B. Cảnh mặt trời mọc ở đồng bằng. C. Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô. D. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
  28. IV. Luyện tập Câu 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích trên có đặc điểm gì? A. Duyên dáng và mềm mại C. Rực rỡ và tráng lệ B. Hùng vĩ và mãnh liệt D. Dịu dàng và bình lặng Câu 4. Từ nào không phải từ thuần Việt trong các từ sau: A. Tròn trĩnh C. Thiên nhiên B. Bình minh D. Trường thọ
  29. IV. Luyện tập Câu 5. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng mấy lần phép so sánh? A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần Cho biết đó là kiểu so sánh nào? Tác dụng là gì? - So sánh ngang bằng - Tác dụng: Vẽ lên cảnh mặt trời kì vĩ, tráng lệ; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.