Bài giảng Ngữ văn 6 - Luyện từ và câu: Phó từ

ppt 24 trang minh70 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Luyện từ và câu: Phó từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_luyen_tu_va_cau_pho_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Luyện từ và câu: Phó từ

  1. Kiểm tra bài cũ Nêu khả năng kết hợp của động từ, tính từ ? Đáp án - Động từ : Có thể kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng để tạo thành cụm động từ. - Tính từ : Có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn tạo thành cụm tính từ.
  2. Luyện từ và câu
  3. I. Phó từ là gì? Chúng ta bắt đầu vào tìm hiểu nhé!
  4. I. Tìm hiểu Phó từ: a) Đọc đoạn văn sau, chú ý các từ in đậm để thực hiện các yêu cầu: Cái chàng Dế Choắt , người gầy gò và dài lêu nghêu như môtj gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng , hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi- lê. Đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đaò sâu rồi khoét ra nhiều ngách như tôi (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
  5. (1)Tìm các từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ, tính từ ( cả đứng trước hoặc sau danh từ đó được dùng như động từ), viết vào vở bt theo các ý dưới đây; - Các từ đứng trước động từ, tính từ: đã,cũng,không. - Các từ đứng sau động từ, tính từ: rồi.
  6. (2) Nêu tác dụng của các từ in đậm: ( bổ sung ý nghĩa cho từ loại nào?) - Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ, tính từ nhằm xác định rõ vị trí hành động, tính cách , biểu cảm cho nhân vật.
  7. I. Phó từ là gì? Phó từ là các từ đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: đã, đang, cũng, vẫn, .
  8. II. Các loại phó từ:
  9. 1. Nối các phó từ (cột phải) phù hợp với ý nghĩa, chức năng (cột trái). a) Chỉ quan hệ thời gian (1) Cũng, vẫn, cứ, b) Chỉ mức độ (2) Không, chưa, chẳng, c) Chỉ sự tiếp diễn tương tự (3) Đã, đang, sẽ, d) Chỉ sự phủ định (4) Rất, khá, hơi, khí, e) Chỉ sự cầu khiến (5) Cần, phải, nên, g) Chỉ khả năng (6) Rồi (làm rồi), ra, lên, đi, h) Chỉ kết quả và hướng (7) Hãy , đừng, chớ,
  10. 2. Điền các phó từ đã tìm được ở phần I và II vào bảng phân loại theo mẫu dưới đây: Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ thời gian Chỉ mức độ Chỉ sự tiếp diễn tương tự Chỉ sự phủ định Chỉ sự cầu khiến Chỉ kết quả và hướng Chỉ khả năng
  11. Các phó từ ở phần I Các phó từ ở phần II a. - đã đi a. chóng lớnlắm - cũngra b. đừng trêu vào - vẫn chưa thấy c. - không trông thấy - thật lỗi lạc - đã trông thấy b. - rất ưa nhìn - đang loay hoay - rất bướng - soi gương được - to ra
  12. Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ đã, đang, từng, mới, thời gian sắp, sẽ, vừa, Chỉ mức độ thật, rất, hơi, khá, lắm, quá, cực kì, Chỉ sự tiếp diễn cũng, vẫn, đều, cứ, tương tự còn, Chỉ sự phủ định không, chưa,chẳng, Chỉ sự cầu khiến đừng , hãy, chớ, Chỉ kết quả và vào, ra, xong, hướng rồi, được, lên, xuống, Chỉ khả năng được
  13. II. Các loại phó từ:Gồm 2 loại: Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau động từ, tính từ động từ, tính từ - Chỉ quan hệ thời gian. - Chỉ mức độ. - Chỉ mức độ. - Chỉ kết quả và - Chỉ sự tiếp diễn tương hướng. tự. - Chỉ khả năng. - Chỉ sự phủ định. - Chỉ sự cầu khiến. Ví dụ: Đã, sẽ, đang, rất, Ví dụ: quá, lắm, lên, quá, lắm, . xuống, được, .
  14. III. Luyện tập: 1. Tìm phó từ và nêu ý nghĩa của mỗi phó từ đã tìm được. a. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về! ( Tô Hoài )
  15. III. Luyện tập: 1. Tìm phó từ và nêu ý nghĩa của mỗi phó từ đã tìm được. 1 a. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. 2 Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. 3 Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. 4 Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. 5 Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. 6 Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. 7Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. 8Mùa xuân xinh đẹp đã về! 9 Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về! ( Tô Hoài )
  16. Câu a Phó từ Ý nghĩa 1 đã chỉ quan hệ thời gian. - chỉ sự phủ định; 3 - không - còn - chỉ sự tiếp diễn tương tự. 4 đã chỉ quan hệ thời gian. 5 đều chỉ sự tiếp diễn tương tự. 6 - đương, lại - chỉ sự tiếp diễn tương tự. - sắp - chỉ quan hệ thời gian. - ra - chỉ hướng. 7 - cũng - chỉ sự tiếp diễn tương tự - sắp - chỉ quan hệ thời gian.
  17. Câu Phó từ Ý nghĩa 8 đã chỉ quan hệ thời gian. 9 - cũng - chỉ sự tiếp diễn tương tự - sắp - chỉ quan hệ thời gian.
  18. III. Luyện tập: 1. Tìm phó từ trong các đoạn văn sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì? b. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. ( Em bé thông minh) Câu b Phó từ Ý nghĩa đã - Chỉ quan hệ thời gian. được - Chỉ kết quả.
  19. 2. Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn, cho biết ý nghĩa của phó từ ấy. Gợi ý: - Đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, từ “ Một buổi chiều” → hết văn bản. Chú ý các chi tiết : Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh nào?(Một buổi chiều). Dế Mèn rủ dế Choắt trêu chị Cốc. Không nghe lời can ngăn của Dế Choắt, Dế Mèn vẫn tìm cách trêu chị; sau đó lũi trốn vào hang khi chị cốc tức giận. Không tin lời thanh minh của dế Choắt, Chị Cốc trút cơn giận xuống dế Choắt. - Có thể dùng phó từ chỉ quan hệ thời gian hoặc chỉ sự tiếp diễn tương tự hay chỉ sự phủ định để tạo câu.
  20. Đoạn văn tham khảo Một buổi chiều, Dế Mèn ra đứng ở cửa hang. Thấy chị Cốc đang rỉa lông, rỉa cánh, Dế Mèn rủ Dế Choắt đùa trêu chị Cốc. Mặc cho Dế Choắt đã can ngăn, Dế mèn vẫn cất tiếng trêu chọc chị Cốc. Nghe có người trêu chọc, chị Cốc giận lắm, đi đến cửa hang của Dế Mèn, hỏi ai đã cạnh khóe gì chị thì Mèn lủi trốn vào hang. Thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, thế là bao nhiêu tức giận, chị Cốc đã trút xuống Dế Choắt, làm cho Dế Choắt không dậy được nữa. - Đang, vẫn: Chỉ sự tiếp diễn tương tự. - Đã: Chỉ quan hệ thời gian. - Lắm: chỉ mức độ. - Đến, vào, xuống: chỉ hướng.
  21. Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thành các bài tập. -Chuẩn bị bài tiếp theo : SÔNG NƯỚC CÀ MAU.