Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Bài học đường đời đầu tiên

ppt 12 trang minh70 5780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_on_tap_bai_hoc_duong_doi_dau_tien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Bài học đường đời đầu tiên

  1. 1 CT HÂA YÁ NB UÚH TGT TI ÓH ANẦ GN 2 C O N H ÔOỔ C OÓ N G H IĨ A 3 T H ÁA N HH G I OÓ N G 4 T H AẦ Y B OÓ I X E M V O I 5 T H AÀẠ C H S A N H 6 T R E O B I EỂ N
  2. Tô Hoài đã miêu tả Dế Mèn với hình dáng ra sao?
  3. Dế Mèn hiện lên qua những hành động nào?
  4. Dế Mèn được khắc họa với tính cách như thế nào?
  5. Hình dáng Hành động • Một chàng dế thanh niên cường tráng - Đạp phanh phách - Càng: Mẫm bóng - Vũ lên phành phạch - Vuốt: Cứng và nhọn. - Nhai ngoàm ngoạp - Cánh: Dài xuống tận chấm đuôi, một mầu - Trịnh trọng vuốt râu nâu bóng mỡ soi gương được - Đứng oai vệ - Đầu to: nổi từng tảng - Cà khịa với hàng xóm - Răng: Đen nhánh. - Quát nạt(chị Cào Cào) - Râu: Dài, cong. - Đá nghẹo (Gọng Vó)
  6. Hình dáng Hành động • Một chàng dế thanh niên cường tráng - Đạp phanh phách - Càng: Mẫm bóng - Vũ lên phành phạch - Vuốt: Cứng và nhọn. - Nhai ngoàm ngoạp - Cánh: Dài xuống tận chấm đuôi, một mầu - Trịnh trọng vuốt râu nâu mỡ bóng soi gương được - Đứng oai vệ - Đầu to: nổi từng tảng - Cà khịa với hàng xóm - Răng: Đen nhánh. - Quát nạt(chị Cào Cào) - Râu: Dài, cong. - Đá nghẹo (Gọng Vó) Nghệ thuật miêu tả. - Từ ngữ đặc sắc, gợi tả. - Thủ pháp nhân hóa, so sánh sinh động. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả
  7. Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng tôi muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua " (Trích SGK Ngữ văn 6, tập II)
  8. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? - Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Tác giả Tô Hoài. b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? - Ngôi thứ nhất. c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? - Tự sự d. Tìm ít nhất 3 phó từ trong đoạn văn trên? Đặt câu với một phó từ vừa tìm được? - Các phó từ là: lắm, cứ, đã
  9. Câu 2. Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào để khắc họa hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên? Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của những nghệ thuật ấy? - Biện pháp tu từ nhân hóa qua cách để nhân vật xưng tôi và dùng những từ ngữ vốn sử dụng cho người để kể, tả Dế Mèn. Hiệu quả sử dụng: Dế Mèn như một con người. - Biện pháp tu từ so sánh" Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" . Hiệu quả sử dụng giúp người đọc hình dung được tính chất sắc bén của những chiếc vuốt khi Dế Mèn dùng nó đạp vào các ngọn cỏ.
  10. Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 4-6) câu, nói về tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước nấm mồ của Dế Choắt. - Chỉ vì muốn thỏa cái tính hiếu thắng của mình mà DM trở thành kẻ giết người. - DM tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. - Đứng trước nấm mồ DC, DM thành tâm xin lỗi và hứa sẽ thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch để trở thành người có ích cho đời. Hình thức: đảm bảo dung lượng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt
  11. Bài tập củng cố:Khi đọc văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” một số bạn đã tranh luận với nhau. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? A. Dế Mèn là một kẻ độc ác. Dế Mèn tuy không trực tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt nhưng là nguyên nhân gây ra cái chết ấy. Vì thế phải nghiêm trị Dế Mèn. B. Tuy nông nổi, ngỗ nghịch dẫn tới cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Mèn không phải là kẻ độc ác. Khi trêu chọc chị Cốc, Dế Mèn không ngờ hậu quả lại đến mức ấy. Nhưng Dế Mèn đã biết hối hận vì hành động của mình. Vì thế cần độ lượng với tội lỗi của nhân vật này. C. Dế Mèn không có tội, Dế Choắt chết là đáng. Bị tấn công mà không biết bảo toàn tính mạng.