Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập so sánh - Nguyễn Thị Bích

pptx 14 trang minh70 1940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập so sánh - Nguyễn Thị Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_on_tap_so_sanh_nguyen_thi_bich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập so sánh - Nguyễn Thị Bích

  1. Trường THCS Đà Nẵng Tổ Khoa học Xã hội ÔN TẬP SO SÁNH Giáo viên: Nguyễn Thị Bích 1
  2. 1. Khái niệm 2. Cấu tạo phép so sánh 3. Các kiểu so sánh 4. Tác dụng của phép so sánh 2
  3. 2. Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh: Vế A (sự vật được so Phương diện so Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) sánh) sánh Quê hương ngọt ngào như dòng sữa mẹ. 3
  4. * Lưu ý: Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều: – Các từ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bớt. – Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. Ví dụ: Trường Sơn/: chí lớn ông cha. (Lê Anh Xuân) + Trường Sơn: B + chí lớn ông cha: A 4
  5. 3. Các kiểu so sánh Dựa vào các từ so sánh, ta phân biệt hai kiểu + So sánh ngang bằng: như, như là, giống, Ví dụ: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng. (Tế Hanh) + So sánh không ngang bằng: hơn, không như, Ví dụ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Minh Huệ) 5
  6. 4. Tác dụng của phép so sánh + Với sự diễn đạt: Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn. + Với việc biểu đạt nội dung: Gợi tả làm nổi bật cụ thể, chi tiết vẻ đẹp, đặc điểm của hình ảnh, sự vật được miêu tả. + Với việc biểu đạt thái độ, tình cảm của tác giả: Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Ví dụ: Tác dụng của phép so sánh trong 2 câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. • Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn. • Gợi tả vẻ đẹp lớn lao, ấm áp, tình yêu thương bao la Bác dành cho bộ đội, dân công và toàn thể nhân dân • Thể hiện niềm kính yêu, tự hào và biết ơn sâu sắc của tác giả và cũng là của dân tộc dành cho Bác. 6
  7. * Lưu ý: - So sánh tu từ. Vừa mang chức năng nhận thức, vừa có giá trị biểu cảm. Việc sử dụng biện pháp so sánh làm đối tượng miêu tả trở nên sinh động, mới mẻ, hấp dẫn. Ví dụ: Êm như lọt tiếng tơ tình Đẹp như Ngọc nữ uốn mình trên không. (Thế Lữ) - So sánh luân lí (so sánh logic, so sánh chính xác). Chỉ có giá trị thông báo, không tạo giá trị biểu cảm. Trong cấu trúc so sánh luân lí, cái được so sánh và cái so sánh thường là đối tượng cùng loại và mục đích là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Ví dụ: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ. (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh) 7
  8. Đối chiếu sự vật (SV) này với SV khác Tăng sức gợi hình, cụ thể, sinh động Biểu đạt nội dung Khái niệm Biểu lộ tư tưởng, tình cảm sâu sắc 2 SV có nét tương đồng Tác dụng S O SÁNH Vế A: SV được SS SS ngang bằng Các kiểu so sánh Cấu tạo Phương diện SS Lưu ý Từ SS SS không ngang bằng Phương Vế B Vế B: SV dùng SS diện SS và đảo lên ý SScó thể vế A với lược bớt từ SS 8
  9. Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Câu 1: Hãy xác định các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh có trong đoạn văn trên. Câu 2: Hãy điền các câu văn vừa tìm được vào mô hình của phép so sánh. Câu 3: Biện pháp so sánh trong câu: Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng có tác dụng gì? Câu 4: Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu tả một mùa trong năm. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. 9
  10. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Câu 1: Hãy xác định các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh có trong đoạn văn trên. 10
  11. Câu 1+2: Các câu văn có sử dụng phép so sánh và điền mô hình. Vế A (sự vật được so Phương diện Từ so Vế B (sự vật sánh) so sánh sánh dùng để so sánh) Dòng sông Năm ầm ầm đổ ra như thác. Căn mênh mông, biển ngày đêm nước Cá nước bơi nhô lên hụp như người bơi ếch giữa hàng đàn đen trũi xuống những đầu sóng trắng. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 11
  12. Câu 3: Biện pháp so sánh trong câu: Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng có tác dụng: • Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, hấp dẫn người nghe, người đọc. • Gợi tả vẻ đẹp mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ, trù phú và giàu sức sống của dòng sông Năm Căn. • Thể hiện sự am hiểu, tài quan sát tinh tế và tình cảm yêu mến sâu sắc của tác giả dành cho thiên nhiên sông nước Cà Mau. 12
  13. Câu 4: Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu miêu tả một mùa trong năm. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. Gợi ý: Hình thức: Đoạn văn; có đánh số thứ tự câu; gạch chân câu văn sử dụng phép so sánh. Nội dung: - Mở đoạn: Giới thiệu mùa định miêu tả. - Thân đoạn: Miêu tả cụ thể những vẻ đẹp đặc sắc của mùa ấy: bầu trời, khí hậu, thời tiết, cảnh vật, cây trái, chim muông, con người, (sử dụng phép so sánh trong 1 câu văn). - Kết đoạn: Tình cảm, ấn tượng của bản thân. 13
  14. Hướng dẫn ôn bài - Học kiến thức bài học theo sơ đồ. - Hoàn thiện các bài tập đã hướng dẫn. - Hoàn thành bài tập viết đoạn văn, buổi sau sửa chữa. 14