Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 1: Thánh Gióng (Truyền thuyết)

pptx 33 trang minh70 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 1: Thánh Gióng (Truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_1_thanh_giong_truyen_thuyet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 1: Thánh Gióng (Truyền thuyết)

  1. Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy
  2. Thảo luận cặp đôi - 2 phút Tìm những yếu tố lịch sử có thật và các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo của văn bản Thánh Gióng? Tác dụng của các yếu tố đó?
  3. Biểu điểm * Yếu tố lịch sử có thật của văn bản Thánh Gióng (5 điểm) - Mỗi ý 1 điểm (4 điểm) - Tác dụng của các yếu tố đó lịch sử (1điểm) * Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, của văn bản Thánh Gióng (5 điểm) - Mỗi ý 1 điểm (4 điểm) - Tác dụng của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đó (1điểm)
  4. * Yếu tố có thật: - Giăc Ân xâm lược nước ta - Vũ khí lúc bấy giờ: đồ sắt, bụi tre. - Tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân. - Đền thờ Thánh Gióng, làng Cháy, làng Gióng còn tồn tại đến tận bây giờ - Tác dụng: Khiến người đọc có thể tìm thấy một phần lịch sử đáng tin cậy trong truyền thuyết. * Yếu tố kỳ ảo: - Bà mẹ ướm vào vết chân, về nhà thụ thai 12 tháng. - Gióng lên ba mà vẫn chưa biết nói, cười - Gặp sứ giả tự nhiên đòi đánh giặc, sau đó lớn nhanh như thổi. - Vươn vai thành tráng sĩ. Một mình đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng thì bay thẳng về trời. - Tác dụng: Tạo sự hấp dẫn, cuốn hút, khiến lịch sử dễ đọc, dễ nhớ.
  5. Thảo luận nhóm: 5 phút Nhóm 1: Ngôi kể của truyện “Thánh Gióng” thuộc ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là phương thức gì ? Văn bản gồm những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? Nhóm 2: Chia bố cục của văn bản thành mấy phần? Nhóm 3: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng?
  6. Nhóm 1 * Ngôi kể: Ngôi thứ ba * Phương thức biểu đạt: Tự sự * Các nhân vật: Hai ông bà lão, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng * Nhân vật chính: Thánh Gióng.
  7. Nhóm 2: * Bố cục: Chia thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu “nằm đấy”: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng. + Đoạn 2: Tiếp theo “cứu nước”: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng. + Đoạn 3: Tiếp theo “lên trời”: Gióng ra trận, chiến thắng giặc Ân và bay về trời. + Đoạn 4: Còn lại:Những dấu tích còn lại.
  8. Nhóm 3. * Tóm tắt. + Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ, phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng cậu bé lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy. + Giặc Ân tràn vào nước ta. Thế giặc rất mạnh! Vua Hùng bèn sai sứ giả đi khắp nước rao cầu người hiền tài giết giặc cứu nước. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng. + Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa bay thẳng về trời. + Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.
  9. Truyện tranh Thánh Gióng
  10. Truyện tranh Thánh Gióng
  11. Truyện tranh Thánh Gióng
  12. Truyện tranh Thánh Gióng
  13. Truyện tranh Thánh Gióng
  14. Truyện tranh Thánh Gióng
  15. Truyện tranh Thánh Gióng
  16. *LUYỆN TẬP Câu 1: Sự thực lịch sử nào được phản ánh rõ nhất trong truyền thuyết “Thánh Gióng”? A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng chốc trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược. C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc. D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
  17. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Sự ra đời của Gióng: - Chi tiết: Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to đặt chân vào ướm thử -> về nhà thụ thai, 12 tháng sau sinh ra Gióng. - Gióng lên 3 vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Sự ra đời vừa bình dị vừa kì lạ khác thường Gióng là con của Trời, của Thần đuọc sinh ra từ trong nhân dân
  18. Hướng dẫn bài học 1.Bài cũ: - Kể lại truyện - Tóm tắt lại truyện - Hiểu, nhớ được một phần nội dung tác phẩm. 2. Bài mới Các em về tìm hiểu tiếp nội dung Thánh Gióng ra trận thắng giặc và bay về trời, Thánh Gióng sống mãi với non sông đất nước, giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của truyền thuyết Thánh Gióng.
  19. - Câu nói đầu tiên: Nhờ mẹ mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc Ý nghĩa: Thể hiện ý thức đánh giặc, tinh thần yêu nước sâu sắc. - Lớn nhanh như thổi - Nhân dân góp gạo nuôi Gióng => Sức mạnh tiềm ẩn, sức mạnh toàn dân được phát huy cao độ khi đất nước có giặc ngoại xâm.
  20. - Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ: tầm vóc lớn lao đủ sức đánh giặc Ý nghĩa: Sức mạnh của dân tộc trỗi dậy - Đánh giặc: phi thẳng đến đón đầu giặc, đánh giết hết lớp này đến lớp khác Ý nghĩa: Thể hiện sự oai phong, dũng cảm - Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc => Ý nghĩa: Những vật bình thường, thân thuộc cũng trở thành vũ khí
  21. - Chiến thắng quân giặc, Gióng cởi áo giáp để lại, cưỡi ngựa bay thẳng về trời. Ý nghĩa: Ra đi phi thường, không màng danh lợi. Nhân dân đã bất tử hóa, thần thánh hóa hình tượng Thánh Gióng. - Vua phong Phù Đổng Thiên Vương; nhân dân lập đền thờ tại quê nhà. => Ý nghĩa: Gióng sống mãi với non sông, đất nước. Hình tượng Thánh Gióng rực rỡ, chói lòa mà thân quen, gần gũi.
  22. 1. Nghệ thuật - Các chi tiết thần kỳ đặc sắc 2. Nội dung - Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức đánh giặc và sức mạnh bảo vệ đất nước. - Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm 3 Ghi nhớ: SGK- tr 23