Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 104: Cô tô

ppt 39 trang minh70 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 104: Cô tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_104_co_to.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 104: Cô tô

  1. Tiết 104: Văn bản Tiết 104: Văn bản NGUYỄN TUÂN
  2. Kiểm tra bài cũ ? Sau trận bão đi qua cảnh biển Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân được miêu tả như thế nào?
  3. Bản đồ quần đảo Cô Tô Cô Tô
  4. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh
  5. 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
  6. Để được thưởng thức cảnh mặt trời mọc trên biển, tác giả đã có hành động, cử chỉ như thế nào?
  7.  Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên
  8. Bãi đá đầu sư
  9.  Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên
  10. Trước khi mặt trời mọc, cảnh thiên nhiên được tác giả nhận xét như thế nào?
  11.  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
  12. Ngấn bể
  13. Cảnh mặt trời mọc được tác giả miêu tả như thế nào?
  14. “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” → + Hình ảnh mặt trời "nhú lên" rồi lên cho kỳ hết cho người đọc cảm nhận được bước đi chầm chậm của thời gian trong sự nín thở hồi hộp của tác giả
  15. + Tính từ “ tròn trĩnh”, “phúc hậu” được danh từ hoá làm chủ ngữ đầu câu nhấn mạnh được dáng vẻ, thần thái của mặt trời. + Đặc biệt: bằng phép so sánh, t/g đã kéo hai sự vật: một là kỳ vĩ to lớn và một là gần gũi thân thiết (mặt trời - lòng đỏ quả trứng ) xích lại gần nhau.
  16. “ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.” => Sử dụng phép ẩn dụ + các tính từ liên tiếp đặt cạnh nhau: tả màu sắc, hình dáng và trạng thái mặt trời làm cho hình ảnh mặt trời nổi bật trên “mâm bạc” màu ngọc trai. Tạo tương phản màu sắc mạnh mẽ.
  17. “ Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ” → Nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh làm cho bức tranh sống động đầy chất thơ!
  18. Từ việc tìm hiểu các chi tiết, em hãy khái quát lại nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn 2 ?
  19. Cảnh sinh hoạt và lao động một buổi sáng trên đảo Thanh Luân
  20. “ Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.” => Biện pháp nghệ thuật so sánh, cho thấy: Cái giếng nước ngọt là linh hồn của đảo. Thứ quý giá nhất của người dân biển đảo. Nó là nơi gặp gỡ và là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của người dân trên đảo. Đó là vẻ đẹp độc đáo mà chỉ riêng nơi đây mới có.
  21. “ Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.” =>Gợi lên không khí đầm ấm, thanh bình. => “Biển cả là mẹ hiền ” sau dông bão: phải chăng đây còn là hình ảnh cuộc sống XHCN mới đang ùa đến trên đảo.
  22. Là dấu hiệu để chứng minh cho trận bão vừa đi qua, không có nó người ta không hình dung đượcCó mộtCô hìnhTô vừa ảnh quarất độc một đáo cơn : giông tố, bởi cuộc“ Lòng sống nơigiếng đây vẫn vẫn còn diễn rớt lại ra vài một cách bình yên,cái rộn lá cam ràng, lá quýt."ấm áp có như bạn khôngcho là có cái bất thườngthừa, xẩy có bạnra. lại nói là có dụng ý nghệ thuật, em đồng ý với ý kiến => Phảinào? chăng Tại tác sao? giả muốn khẳng định: Người dân Cô Tô đã quen sống với bao sóng to, gió lớn; bão tố thiên nhiên không làm cho cuộc sống của họ bị xáo trộn.
  23. Tổng kết:  Trong văn bản “Cô Tô” Nguyễn Tuân đã vẽ ra trước mặt chúng ta những bức tranh nào?
  24. Quang cảnh C« T« sau trận b·o Cảnh mÆt trêi mäc trªn biÓn đảo C« T« C¶nh sinh ho¹t vµ lao ®éng trªn ®¶o C« T«
  25. Hoạt động nhóm đôi (2’): Dãy 1+ 2: Xác định đặc sắc nghệ thuật của văn bản Cô Tô? Dãy 3+ 4: Xác định ý nghĩa của văn bản Cô Tô?
  26. 4. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ điêu luyện, khắc họa hình nhr tinh tế, chính xác độc đáo; - Sử dụng phép so sánh mới lạ, sáng tạo 5. Ý nghĩa của văn bản: - Ca ngợi vẻ đẹp độ đáo của thiên nhiên, của con người lao động trên biển đảo Cô Tô. - Qua đó cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô!
  27. Theo em môi trường biển hiện nay như thế nào? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ biển?
  28. IV. Luyện tập: Bài 1: Đọc đoạn văn sau: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở trên biển Đông”. ? Cảnh mặt trời mọc trên biển qua đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào? A. Duyên dáng mềm mại B. Rực rỡ và tráng lệ C. Dịu dàng và bình lặng D. Hùng vĩ và lẫm liệt
  29. Bài 2: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào? A. Êm ả, bình lặng B. Hối hả, vội vã C.C Khẩn trương, thanh bình D. Hân hoan, vui vẻ
  30. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ •Học thuộc ghi nhớ •Học các nội dung của văn bản •Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đảo Cô Tô •Chuẩn bị: Các thành phần chính của câu.