Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)

ppt 19 trang minh70 6280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_13_su_tich_ho_guom_truyen_thuyet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ • ?Dựa vào hai hình trên hãy cho biết truyện này là truyện gì em đã học? Truyện "Sơn Tinh,Thủy Tinh"
  2. ? Văn bản Sơn Tinh,Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? • Đáp án: "Truyền thuyết" 11/18/2021
  3. ? Ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh,Thủy Tinh? Đáp án:- Giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm ở nước ta
  4. ?Em hãy nêu kết qủa cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhưng hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh 11/18/2021
  5. Tiết 13 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyền thuyết)
  6. I/ Tìm hiểu chung: 1.Đọc và chú thích (6):Thuận Thiên: có nghĩa là thuận theo ý trời;đây là tên thanh gươm.Sau chiến thắng quân Minh,Lê Lợi lấy hiệu là Thuận Thiên. (7):Nạm ngọc:gắn ngọc vào(nạm:gắn,dát,đặt kim loại hoặc đá quý vào một đồ vật để trang trí) (11):Tung hoành:thỏa chí hoạt động, không gì cản trở được (tung:dọc;hoành:ngang)
  7. 2.Kể tóm tắt truyện Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh. Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh sắt tự dưng phát sáng rực rỡ với hai chữ “ Thuận thiên” Lê lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi gươm thì vừa khít Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước. Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Từ đó hồ được đổi 11/18/2021 tên là hồ Gươm hoặc hồ Hoàn Kiếm.
  8. ? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? P1: Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc P2: Thân bài: Kể diễn biến sự việc P3: Kết luận: kết thúc sự việc 3. Bố cục văn bản: 3 phần - P1.Từ đầu  giết giặc: Hình ảnh Long Quân cho mượn gươm. - P2. Tiếp  đất nước: Lê Lợi nhận gươm thần. - P3. Còn lại: Long Quân đòi gươm
  9. II/Tìm hiểu văn bản 1. Câu chuyện về gươm thần a. Đức Long Quân cho mượn gươm thần. ? Truyện bắt đầu bằng sự việc nào? - Long Quân cho mượn gươm ? Em hiểu Long Quân là ai? Chúng ta đã gặp trong truyện nào? - Lạc Long Quân trong truyện “Con Rồng Cháu Tiên». ?Tại sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần? em hãy nhận xét về chi tiết ấy?(Gắn với lịch sử) - Giặc Minh đô hộ nước ta ,làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy. Ở vùng Lam Sơn ,nghĩa quân nổi dạy chống lại chúng ,nhưng do buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy ,quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
  10. - Lý do cho mượn gươm: + Giặc Minh đô hộ làm nhiều điều bạo ngược. + Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu. 11/18/2021
  11. ? Việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm có ý nghĩa gì? - Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đã được tổ tiên ,thần linh ủng hộ ,giúp đỡ. ->Nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên thần linh giúp đỡ. 11/18/2021
  12. b. Lê lợi nhận gươm . * Hoàn cảnh nhận gươm. ? Lưỡi gươm xuất hiện trong hoàn cảnh nào ? - Chàng đánh cá tên Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước. ? Lê Thận là ai? tại sao Lê thận ném gươm xuống nước mấy lần mà thanh gươm vẫn vào lưới. - Lê Thận là chàng trai đánh cá,Lê Thận thả lưới 3 lần,lưỡi gươm vẫn vào lưới.( Gươm chủ động tìm đến lưới của Lê Thận) .( ở đây ta gặp con số 3- theo quan niệm dân gian đây là con số tượng trưng cho số nhiều- có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống 11/18/2021 chuyện,tăng sức hấp dẫn cho chi tiết và câu truyện)
  13. - Lê Thận bắt được lưỡi gươm khi thả lưới đánh cá. 11/18/2021
  14. ? Khi gặp Lê Lợi ,lưỡi gươm có biến đổi gì không?E có suy nghĩ gì về chi tiết này. - Lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì “sáng rực lên” 2 chữ “ thuận thiên” (thuận theo ý trời) - Gặp Lê Lợi lưỡi gươm sáng rực lên. ->Chi tiết kì lạ báo trước về sự kì diệu của thanh gươm. Lê Lợi đc Đức Long Quân tin tưởng cho mượn gươm để lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc thù. * Hoàn cảnh nhận chuôi gươm. ?Lê Lợi nhặt được chuôi gươm ở đâu?Hãy kể lại sự việc đó. - Lê Lợi nhặt được chuôi gươm ở trong rừng,có ánh sáng lạ,tra gươm vào chuôi thì vừa như in -> có gươm thì đánh đâu thắng đấy. ? em hãy nhận xét các chi tiết trong đoạn này? Theo em những chi tiết này có ý nghĩa gì? - các chi tiết thực và ảo đan xen ( làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn)
  15. ? Theo em tại sao Đức Long Quân không đưa luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà lại cho mượn gươm 1 cách phức tạp như vây? - Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.Gươm dưới nước,chuôi trên rừng thể hiện khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi.từ miền sông nước đến miền núi rừng,từ miền ngược đến miền xuôi cùng đánh giặc cứu nước. - Chuôi lắp vào lưỡi vùa như in thể hiện sự ăn ý đồng lòng của nhân dân ) - Thể hiện khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi,biểu tượng của sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm,sức mạnh của chính nghĩa. ? Khi gặp Lê lợi lưỡi gươm sáng ngời 2 chữ “thuận thiên”.Vậy 2 chữ đó có nghĩa gì? - Đề cao vai trò của minh chủ,chủ tướng Lê Lợi. c. Long Quân đòi gươm báu. ? Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào? - Chiến tranh kết thúc. Lê Lợi lên ngôi vua dời đô về Thăng Long dạo thuyền quanh hồ Tả Vọng. - Long Quân sai rùa vàng lên đòi gươm.
  16. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh “ Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng” - Thể hiện cuộc sống thanh bình vui tươi chốn kinh kì,thể hiện sự thịnh vượng của triều đại phong kiến thời Lê. ? Theo em hình tượng thần kim quy trong truyền thuyết có ý nghĩa gì? - 1 vị phúc thần- từng giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa,nay giúp vua và dân Đại Việt .Rùa vàng tượng trương cho sức mạnh,sự sáng suốt của nhân dân trong lịch sử dựng nước và cứu nước. ? Câu truyện có ý nghĩa gì? 2.Ý nghĩa của truyện. - Ca ngợi cuộc chiến tranh của nd chống giặc ngoại xâm. - Đề cao vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm. III.Ghi nhớ :SGK
  17. ? Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì? - Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng. → Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân 11/18/2021
  18. Một số ảnh về Hồ Gươm 11/18/2021
  19. Hướng dẫn về nhà: -Đọc lại và kể tốm tắt được câu chuyện -Nắm được ý nghĩa của truyện "Sự tích Hồ Gươm - Chuẩn bị văn bản: “Thạch Sanh” 11/18/2021