Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tt)

ppt 17 trang minh70 4720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_27_chua_loi_dung_tu_tt.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tt)

  1. LỚP 6/2 Giáo viên thực hiện
  2. KHỞI ĐỘNG Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các ví dụ sau? a/ Nhà văn Đông Trần là một cây bút nổi tiếng. Nhà văn Đông Trần đã từng đoạt nhiều giải thưởng văn học. → Lỗi lặp từ b/ Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả của các truyện nổi tiếng Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã thu hút nhiều đọc giả trong và ngoài nước. → Lẫn lộn các từ gần âm
  3. Tiết 27: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (t.t) I / Dùng từ không đúng nghĩa: Ví dụ :Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau: a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
  4. Nguyên nhân - Không biết nghĩa - Hiểu sai hoặc không đầy đủ về nghĩa Hướng khắc - Không nên dùng tùy tiện khi không phục hiểu hoặc chưa hiểu rõ - Cần tra từ điển
  5. THẢO LUẬN THEO BÀN (3’) Gọi tên lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn sau? Trong các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhất là truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”. Tác phẩm có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Đặc biệt là cốt truyện rất linh động, hấp dẫn. Em thấy được, sức khỏe của Gióng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước muôn đời.
  6. Đáp án: Trong các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhất là truyện “Thánh Gióng”. Tác phẩm có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Đặc biệt là cốt truyện rất sinh động, hấp dẫn. Em thấy được, sức mạnh của Gióng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước muôn đời.
  7. II / Luyện tập: Bài 1: Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng: - bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn) - (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thủy mặc - (bức tranh) thủy mạc - (nói năng) tùy tiện - (nói năng) tự tiện
  8. II/ Luyện tập: Bài 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) khinh khỉnh, khinh bạc Khinh khỉnh : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình. b) khẩn thiết, khẩn trương .Khẩn trương : nhanh, gấp và có phần căng thẳng. c) bâng khuâng, băn khoăn Băn khoăn : không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ và lo liệu.
  9. II / Luyện tập: Bài 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt. - Chữa lỗi: Có hai cách: + C1: Thay từ “đá” bằng từ “đấm”. tống một cú đấm vào bụng + C2: Hoặc thay từ “tống” bằng từ “tung” tung một cú đá vào bụng
  10. b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. *Chữa lỗi: Thay từ “thật thà” bằng từ “thành khẩn” và thay từ “bao biện” bằng từ “ngụy biện”
  11. c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc. * Chữa lỗi: Thay từ “tinh tú” bằng từ “tinh túy”
  12. TRÒ CHƠI: HÃY SÁNG TẠO!
  13. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đối với bài học ở tiết này: + Nắm vững nội dung bài học. + Làm bài tập còn lại vào vở bài tập. + Tìm và tự sửa lỗi bài Tập làm văn số 1. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem lại các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học
  14. CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM CÙNG THEO DÕI!