Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_tiet_40_thay_boi_xem_voi_truyen_ngu_ngon.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)
- KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Chọn câu trả lời đúng: Truyện ngụ ngôn là loại truyện: a. Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần b. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người. c. Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống. d. Cả 3 ý trên.
- Câu 2: Nêu bài học nhận thức rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng? Bài học nhận thức rút ra : - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình với thế giới xung quanh. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác . - Phải biết hạn chế của mình và phải biết học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình dưới nhiều hình thức khác nhau
- Tiết 40 : THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc – Chú thích
- Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- - Thầy bói: người chuyên xem những chuyện lành dữ. - Chuyện gẫu: Chuyện linh tinh
- Cái quạt thóc
- Cái đòn càn
- Cái cột đình
- Chổi sể: chổi quét sân, thường làm bằng nhánh cây thanh hao.
- 2. Kể tóm tắt truyện - 5 thầy bói xem voi. - 5 thầy bói phán về voi. - Kết quả của việc xem và phán về voi. Thứ tự kể: Kể xuôi.
- 3. Bố cục: 3 đoạn P1) Từ đầu P2) Tiếp đến chổi P3) Còn lại : đến sờ đuôi: sể cùn: Diễn biến Kết quả cuộc Giới thiệu việc cuộc xem voi xem voi xem voi => Bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- II: TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Giới thiệu việc xem voi: - Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: + Đều bị mù + Chưa biết gì về hình thù con voi - Hoàn cảnh: + Ế hàng, đang ngồi chuyện gẫu + Có voi đi qua - Mong muốn xem voi + góp tiền để xem voi. -> Chính đáng
- Sờ đuôi 2. Diễn biến cuộc xem voi: Sờ ngà Sờ tai * Cách xem voi: + Thầy thì sờ vòi + Thầy thì sờ ngà + Thầy thì sờ tai + Thầy thì sờ chân Sờ vòi Sờ chân + Thầy thì sờ đuôi - Dùng tay để sờ (xem) - Mỗi người xem một bộ phận của con voi:
- * Cách phán về con voi: - Mỗi người sờ một bộ phận rồi phán đoán về con voi: + Sờ vòi: sun sun như con đỉa. Dùng từ láy, phép + Sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn. so sánh + Sờ tai: bè bè như cái quạt thóc. Đưa ra nhận định khác + Sờ chân: sừng sững như cái cột đình. nhau + Sờ đuôi: tun tủn như cái chổi sể cùn. - Dùng bộ phận để nói toàn thể => Nhận xét chủ quan, phiến diện.
- * Câu hỏi thảo luận nhóm đôi: Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi thật mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào?
- * Năm thầy bói đều đúng: * Sai lầm của các thầy bói: - Cả năm thầy đều đúng, - Sờ vào một bộ phận của con nhưng chỉ đúng với từng bộ voi mà đã phán đó là con voi. phận của cơ thể con voi. - Những hình ảnh được miêu - Hình dáng con voi thực sự là tả đầy ấn tượng với những so tổng hợp những nhận xét của sánh « sun sun như con đỉa, cả năm thầy bói chần chẫn như cái đòn càn » là chính xác.
- * Thái độ của năm ông thầy bói: + Tưởng thế nào hoá ra + Không phải, + Đâu có! + Ai bảo ! + Các thầy nói không đúng cả! Chính nó => Sử dụng hàng loạt câu phủ định nhằm tăng kịch tính của câu chuyện => Nhấn mạnh thái độ chủ quan, bảo thủ .
- 3. Kết quả của việc xem và phán về voi. “Cả năm thầy không ai chịu ai thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.” + Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. Gây cười =>Tô đậm cái sai lầm vì lí sự, thái độ bảo thủ của các thầy bói.
- Sự vật, hiện tượng gồm nhiều mặt, nếu chỉ biết một mặt mà đã cho đó là toàn bộ sự vật thì dễ sai lầm. 4. Muốn hiểu biết về sự vật, sự việc, phải xem xét Bài chúng một cách toàn diện. học ngụ Phải có cách xem xét sự vật cho phù hợp với sự ngôn vật, với mục đích. Lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình, không nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành bảo thủ
- “ Truyện không nhằm nói về cái mù thể chất, mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói. Truyện chế giễu luôn cả các thầy bói và nghề thầy bói một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.”
- III. TỔNG KẾT 1. Giá trị nghệ thuật của truyện Thầy bói xem voi là: A. Cách kể giản dị, rõ ràng, mạch lạc. B. Sử dụng phép so sánh, từ láy, hình thức ví von, lối nói phóng đại. C. Bài học rút ra nhẹ nhàng, thấm thía. Tạo tiếng cười vui, hóm hỉnh. D. Cả 3 đáp án trên.
- 2. Cho các từ: toàn diệndiện, sự vậtvật, phù hợphợp, sự việcviệc, mụcmục đíchđích Em hãy điền từ ngữ trên vào chỗ trống để hoàn thành nội dung bài học của truyện Thầy bói xem voi. - Muốn hiểu biết 1 , 2 phải xem xét chúng một cách 3 - Xem xét sự vật, sự việc phải 4 với sự vật, sự việc đó và . 5 xem xét.
- IV. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: -Cách nói - Dựng đối - Chế diễu - Khuyên nhủ bằng ngụ thoại tạo nên cách xem, con người khi ngôn, cách tiếng cười hài phán về voi tìm hiểu về một giáo huấn tự hước, kín đáo. của năm ông sự vật, sự việc nhiên, sâu sắc. - Nghệ thuât thầy bói. phải xem xét - Lặp lại các phóng đại chúng một cách sự việc toàn diện.
- IV. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Tình huống nào sau đây ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”? AA. Một lần bạn An không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu. B. Một lần không vâng lời, con bị mẹ mắng. C. Bạn hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu ca hát. D. Bạn A xinh đẹp nên bạn ấy là người tốt. Bài tập 2: Thảo luận nhóm bốn: Em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai truyện “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” ?
- Tiêu chí Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi - Đều là truyện ngụ ngôn. Nêu ra những bài học về Giống nhận thức ( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng) nhau - Nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh. Nhắc nhở con người ta phải Bài học về phương Khác biết mở rộng tầm hiểu biết pháp tìm hiểu sự vật, nhau của mình, không được kiêu hiện tượng. ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- Giải thích thành ngữ “Thầy bói xem voi”? Phê phán cách nhận xét, đánh giá chủ quan, phiến diện; thấy bộ phận mà không thấy toàn cục, không phản ánh đúng bản chất sự vật.
- Bạn được nhận một tràng pháo tay của tập thể lớp!!!
- Tình huống nào sau đây ứng với 1. Một lần bạn An không soạn bài nộinên dung lớp củatrưởng thành cho ngữ rằng Thầy bạn họcbói xemrất voi dở.? 2. Một lần, em không vâng lời nên bị mẹ mắng. 3. Bạn Thu hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu ca hát.
- Tìm thành ngữ có nội dung tương tự với thành ngữ “Thầy bói xem voi”? Thấy cây mà chẳng thấy rừng
- Bạn nhận được phần thưởng từ cô giáo - MỘT ĐIỂM 10 !
- Bài tập vận dụng: •Trong tiết học ngữ văn cô giáo kiểm tra vở soạn. Bạn An không soạn bài cô giáo nhắc nhở lần sau cố gắng soạn bài trước khi đến lớp. Giờ ra chơi lớp trưởng nói với cả lớp rằng: Bạn An học yếu nên không soạn bài. Vậy nhận định của lớp trưởng về bạn An đúng hay sai? Vì sao?
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Kể diễn cảm truyện “Thầy bói xem voi”. - Học bài nắm chắc kiến thức cơ bản. - Học thuộc ghi nhớ (sgk/103) - Chuẩn bị bài danh từ(tiếp)
- THẦY BÓI XEM VOI
- 10 10 10