Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng

ppt 19 trang minh70 5160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_45_chan_tay_tai_mat_mieng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng

  1. Giáo viên : Nguyễn Thị Lê– THCS Quảng Hiệp
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Nêu bài học rút ra từ câu chuyện : Thầy bói xem voi? - Phải xem xét sự vật một cách toàn diện, khách quan - Không được lấy cái bộ phận để thay thế cái toàn thể. - Chân lý phải được giải thích một cách khoa học chứ không phải là một cuộc ẩu đả.
  3. Ngữ văn. Bài 11, tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm:
  4. Ngữ văn. Bài 11 tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG ( Truyện ngụ ngôn) - Yêu cầu của việc đọc : đoạn đầu đọc giọng than thở, bất mãn; đoạn Chân, Tay đến gặp lão Miệng giọng hăm hở, nóng vội, đoạn tả sự đình công với giọng mệt mỏi, lờ đờ, đoạn cuối đọc giọng ăn năn, hối hận. - Đọc phân vai: + Người dẫn truyện + Các nhân vật: Lão Miệng, Cô Mắt, cậu Chân, Cậu Tay, bác Tai
  5. TÓM TẮT TRUYỆN: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì cả. Sau đó, ba ngày trôi qua cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Lão Miệng ăn xong, ai nấy đều khoẻ trở lại. Họ hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. Từ đó, lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận như xưa.
  6. Ngữ văn. Bài 11 tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG ( Truyện ngụ ngôn) CácBố cục: sự việc 3 phần chính: - Cô- Phần Mắt, 1: cậuTừ Chân,đầu cậucả bọn Tay, kéo bác nhau Tai về:quyết định chống lại lão Miệng. -CuộcHậu đìnhquả củacông việc của làm Chân, đó. Tay, Tai, Mắt. - Phần 2: Tiếp họp nhau để lại bàn: Hậu quả của cuộc đình công. - Cả bọn khắc phục hậu quả, cùng nhau chung sống vui vẻ. - Phần 3: Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả. Cô Mắt Cậu Chân Cậu Tay Bác Tai Lão Miệng
  7. - DoCÂU suy HỎI bì, tị THẢO nạnh, LUẬNchia rẽ, NHÓM không đoàn: kết Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu - Do không nhìn thấy mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất quả ấy ? bên trong, nhờ Miệng ăn nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.
  8. “ Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được ” - Nhận ra sai lầm của cả bọn. - Hiểu được vai trò, công việc của lão Miệng. - Nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa mọi người với lão. - Cần đoàn kết để tạo sức mạnh chung.
  9. Bài học rút ra từ câu chuyện: - Không nênCÂU suy bì, HỎI tị nạnh THẢO với ngườiLUẬN khác. NHÓM : - Mỗi cá nhânTheo không em, thể bài tồn học tại rút nếu ra tách khỏi tập thể. - Phải biết đoàntừ câu kết, chuyện hợp tác này với là nhau. gì? - Mỗi lời nói, hành động không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng.
  10. 1. Nghệ thuật : Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa . 2. Nội dung : Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
  11. ? Trong “5 điều Bác Hồ dạy” các cháu thiếu nhi, em thấy lời dạy thứ mấy trùng hợp với chủ đề bài học hôm nay? ? Em hãy lấy ví dụ nói lên sự ảnh hưởng của bản thân + Việcem với nghỉ tập học thể không lớp? Với phép mọi của người em xungkhông quanh? chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của em mà còn ảnh hưởng đến xếp loại thi đua của tập thể lớp. + Nếu em không phấn đấu học tập tốt sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của bản thân, gia đình, dòng họ
  12. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân,Tay chẳng được nghỉ ngơi Cả ngày làm việc Miệng xơi một mình Cô Mắt thấy chuyện bất bình Rủ nhau gặp Miệng biểu tình đình công Tay rỗi việc, Chân ngồi không Mắt đờ nặng trĩu còn trông thấy gì ? Tai ù nghe chẳng được chi Cả bọn mệt lả chỉ vì thiếu ăn Hiểu ra lo lắng băn khoăn Cùng nhau đến Miệng ăn năn giãi bày Chúng mình sống chết có nhau Mỗi người mỗi việc cùng nhau kết đoàn Chớ ganh ghét, chớ phàn nàn Miệng ăn nuôi cả họ hàng nhà ta.
  13. * Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà: + Nắm khái niệm truyện ngụ ngôn. + Kể được truyện ngụ ngôn đã học. + Vẽ hoàn chỉnh bản đồ tư duy về truyện ngụ ngôn vào vở. Chuẩn bị bài Kiểm tra tiếng Việt. + Cấu tạo từ TV + Từ mượn, + Danh từ + Nghĩa của từ