Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng

ppt 22 trang minh70 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_45_huong_dan_doc_them_chan_tay_tai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng

  1. Tuần 12 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: ( truyện ngụ ngôn)
  2. I. Giới thiệu chung: * Truyện ngụ ngôn là gì?
  3. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự 3. Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung :
  4. NHÂN VẬT nhân hóa Cô Mắt Cậu Chân Cậu Tay Bác Tai Lão Miệng ➔ Dùng bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người
  5. Cuộc sống trước kia: Hòa thuận, vui vẻ
  6. ĐÌNH CÔNG, ĐÌNH CÔNG MUÔN NĂM ! Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai cho rằng họ phải làm việc vất vả còn lão Miệng sung sướng.
  7. • Hăm hở • Không chào hỏi • Nói thẳng: “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa” • Không cho lão Miệng cơ hội hỏi han, giải thích
  8. • Cậu Chân, Tay: không muốn cất mình HẬU • Cô Mắt: lờ đờ QUẢ • Bác Tai: ù ù như xay lúa • Lão Miệng: môi khô như rang - Do so bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết - Do không nhìn thấy mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất bên trong, nhờ Miệng ăn nuôi dưỡng thì cơ thể mới khỏe mạnh.
  9. “ Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được ” - Nhận ra sai lầm của cả bọn. - Hiểu được vai trò, công việc của lão Miệng. - Nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa mọi người với lão. - Cần đoàn kết để tạo sức mạnh chung.
  10. • Hành động: đi đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, tìm thức ăn. • Thái độ: tận tình
  11. - Không nên so bì, tị nạnh với người khác. - Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi tập thể. - Phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau. - Mỗi lời nói, hành động không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng.
  12. 3. Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung: a. Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ (mượn bộ phận cơ thể con người để nói chuyện con người). b. Nội dung: - Bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. - Mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
  13. ? Hãy lấy ví dụ nói lên sự ảnh hưởng của bản thân em với tập thể lớp? Với mọi người xung quanh?
  14. Tình huống 1 Chuẩn bị chào mừng 20/11, lớp 6A đăng kí thi cắm hoa, Lan và Mai được lớp đề cử tham gia cuộc thi này. Tuy nhiên trong quá trình thảo luận đưa ra ý tưởng cắm hoa, hai bạn đã bất đồng quan điểm, mỗi người một ý không ai chịu ai. Ngày thi cận kề mà hai bạn ấy vẫn chưa thống nhất được chủ đề. a. Em có nhận xét gì về thái độ của Lan và Mai? b. Nếu em là bạn cùng lớp với họ, em sẽ làm gì?
  15. Tình huống 2 Trong lớp, các bạn lớp 6C chơi theo nhóm. Nhóm này sẽ không chơi với nhóm kia. Theo em, việc chơi theo nhóm như vậy là nên hay không nên? Vì sao?
  16. VIẾT ĐOẠN VĂN Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết.
  17. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân,Tay chẳng được nghỉ ngơi Cả ngày làm việc Miệng xơi một mình Cô Mắt thấy chuyện bất bình Rủ nhau gặp Miệng biểu tình đình công Tay rỗi việc, Chân ngồi không Mắt đờ nặng trĩu còn trông thấy gì ? Tai ù nghe chẳng được chi Cả bọn mệt lả chỉ vì thiếu ăn Hiểu ra lo lắng băn khoăn Cùng nhau đến Miệng ăn năn giãi bày Chúng mình sống chết có nhau Mỗi người mỗi việc cùng nhau kết đoàn Chớ ganh ghét, chớ phàn nàn Miệng ăn nuôi cả họ hàng nhà ta.
  18. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ - Kể lại một truyện ngụ ngôn đã học. - Chuẩn bị bài mới: Viết bài tập làm văn số 3