Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp viết văn tả cảnh

pptx 13 trang minh70 5300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp viết văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_86_phuong_phap_viet_van_ta_canh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp viết văn tả cảnh

  1. Môn: Ngữ văn Lớp: 6C GV: Trần Thanh Tâm Trường THCS Bắc Lệnh
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ H: Thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả yêu cầu người phải làm gì?
  3. BÀI 21 – TIẾT 86 BÀI 20 – TIẾT 86 TÌM HIỂUPHƯƠNGCHUNG PHÁP VIẾTVỀ VĂNPHÉP TẢ CẢNHLẬP LUẬN CHỨNG MINH. CÁC BƯỚC LÀM BÀI LẬP I. Phương pháp viết văn tả cảnh 1. Bài tập LUẬN CHỨNG MINH
  4. H: Văn bản 1 tả cảnh gì? Người tả cảnh đã chọn vị trí nào để quan sát cảnh vật? Từ vị tríBÀIđó, cảnh21 –vậtTIẾTđược miêu86tả theo trình tự nào? *Văn bản 1: - Tả dòng sông Năm Căn và quang cảnh 2 bên bờ. - VịTÌMtrí trên thuyềnHIỂU; Trình CHUNGtự miêu tả từ VỀgần đến PHÉPxa; từ dưới LẬPsông lênLUẬNtrên bờ. - TảCHỨNGcảnh sắc một vùng sôngMINH.nước Cà Mau .CÁC BƯỚC LÀM BÀI LẬP - Từ gần đến xa. LUẬN CHỨNG MINH - Từ dưới mặt sông lên trên bờ. -Trình tự hợp lý: Vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông -> cảnh đập vào mắt trước tiên là cảnh dòng sông, nước chảy rồi mới đến cảnh 2 bên bờ. → Trình tự không gian (dưới mặt sông -> bờ từ gần -> xa).
  5. * Văn bản 2: Luỹ làng. Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy: Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén bảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng cũng chẳng dễ gì! Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng(tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió lùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng Tre lũy làng thay lá Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? ( Ngô Văn Phú)
  6. Văn bản 2:* Bố cục: Chia 3 đoạn * Mở đoạn: 3 câu đầu: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng. * Thân đoạn: Tả kỹ 3 vòng của luỹ tre. * Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc. => Trình tự tả: Khái quát -> cụ thể. -Miêu tả từ ngoài vào trong (không gian). - Chi tiết nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả, phép liệt kê, ➔ Muốn viết được một đoạn văn, một bài văn miêu tả hay, ngoài việc quan sát, tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu thì người viết cần phải biết cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí.
  7. 2. Kết luận a. Cách làm bài văn tả cảnh: + Xác định đối tượng cần miêu tả + Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng. (cho cảnh đó). + Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. (các hình ảnh đó theo một thứ tự hợp lí) b. Bố cục bài văn tả cảnh: - gồm ba phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh cần tả + Thân bài: tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
  8. Văn tả cảnh Tả cảnh sinh hoạt, lao động của Tả cảnh thiên nhiên con người Kĩ năng tả cảnh Bố cục xác Quan Trình bày MB: TB:tả KB: thường định sát, lựa những giới cảnh vật phát biểu đối chọn điều quan thiệu chi tiết cảm nghĩ tượng những sát được cảnh theo 1 về cảnh vật miêu tả hình ảnh theo 1 được tả thứ tự đó tiêu biểu thứ tự Thứ tự không Thứ tự gian: tả bao Thứ tự thời của các quát - cụ thể; gian: thời đặc xa- gần; cao- gian trong điểm thấp; ngoài- buổi, trong trong hoặc ngày, ngược lại
  9. II. Luyện tập Bài tập 2: (tr.38) Đề 1: Tả quang cảnh một dòng sông mà em có dịp quan sát. a. Mở bài: Giới thiệu dòng sông. b. Thân bài: Tả chi tiết quang cảnh dòng sông. * Tả quang cảnh dòng sông từ xa: - Hình dáng sông: quanh co, ngoằn ngoèo, hiền hòa hay nhiều thác ghềnh - Âm thanh: tiếng sóng vỗ, tiếng tàu thuyền, tiếng hò kéo lưới * Tả dòng sông khi đến gần: - Chiều rộng, màu nước, làn sóng - Cảnh hai bên bờ * Tả dòng sông vào các thời điểm: - Buổi sáng: làn sương bao phủ mặt sông, ánh nắng bình minh - Buổi trưa: nắng tỏa trên sông lấp lánh gió thổi mát rượi - Buổi chiều: ánh hoàng hôn nhuộm đỏ mặt sông tàu thuyền trở về bến c. Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về dòng sông
  10. • Bài làm tham khảo Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn trên • Mở bài: Sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phấn khích chờ cô giáo bước vào lớp. • Kết bài: Tiếng báo hết giờ của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn đều nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầy “khó khăn” này.
  11. Bài tập 2: SGK tr.38 1- Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm 2- Thân bài: a- Tả bao quát: - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( Học sinh từ các lớp học ùa ra, ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ). - Các trò chơi được bày ra thật nhanh b- Tả chi tiết : - Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, nữ: nhảy dây, chuyền banh ) - Dưới gốc bàng, vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. - Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã ) - Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ) c- Cảnh sân trường sau giờ chơi: Tiếng trống báo hiệu vào lớp, sân trường dần vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt nhạnh 3- Kết luận: Nêu ích lợi của giờ chơi: - Giải tỏa nỗi mệt nhọc. - Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
  12. ▪ Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả (Biển đẹp). ▪Thân bài: Tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau: -Buổi sáng -Buổi chiều -Buổi trưa -Ngày mưa rào -Ngày nắng ▪Kết bài: Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.( Biển nhiều khi rất đẹp ánh sáng tạo nên).
  13. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI * Bài cũ: Nhớ phương pháp làm bài văn tả cảnh, nắm chắc các bước và bố cục bài văn tả cảnh. - Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh. Viết đoạn văn. *Bài mới - Soạn bài: “Buổi học cuối cùng” trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. - Đọc và kể tóm tắt các sự việc chính trong truyện " Buổi học cuối cùng“, cho biết nội dung chính của văn bản? * Viết bài TLV (ở nhà). Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề số 1sgk tr. 39. tuần sau nộp bài.