Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 89, 90: Phương pháp tả cảnh, viết bài tập làm văn số 5 văn tả cảnh

pptx 12 trang minh70 5110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 89, 90: Phương pháp tả cảnh, viết bài tập làm văn số 5 văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_89_90_phuong_phap_ta_canh_viet_bai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 89, 90: Phương pháp tả cảnh, viết bài tập làm văn số 5 văn tả cảnh

  1. Môn: Ngữ văn Lớp: 6A5 GV: Huỳnh Bảo Thi
  2. TIẾT 89, 90. PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH, VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 VĂN TẢ CẢNH ( ở nhà) I. Phương pháp viết văn tả cảnh. 1. Ví dụ: a. Tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. - Người vượt thác phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu với thác dữ. + Hai hàm răng cắn chặt + Quai hàm bạnh ra + Bắp thịt cuồn cuộn + Cặp mắt nảy lửa ( Miêu tả ngoại hình và các động tác).
  3. b. Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn. - Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau. - Từ gần đến xa. - Từ dưới mặt sông lên trên bờ. - Trình tự hợp lý: Vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông -> cảnh đập vào mắt trước tiên là cảnh dòng sông, nước chảy rồi mới đến cảnh 2 bên bờ. → Trình tự không gian (dưới mặt sông -> bờ từ gần -> xa).
  4. c. Luỹ làng. Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy: Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén bảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng cũng chẳng dễ gì!
  5. Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng(tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió lùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng Tre lũy làng thay lá Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? ( Ngô Văn Phú)
  6. c. Luỹ làng. Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy: Mở đoạn Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén bảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, Thân đoạn tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng cũng chẳng dễ gì! Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng(tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió lùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng Tre lũy làng thay lá Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non Thân đoạn nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? ( Ngô Văn Phú)
  7. c. Luỹ làng. * Mở đoạn: 3 câu đầu: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng. * Thân đoạn: Tả kỹ 3 vòng của luỹ tre. * Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc. => Trình tự tả: Khái quát -> cụ thể. - Miêu tả từ ngoài vào trong (không gian). ➔ Muốn viết được một đoạn văn, một bài văn miêu tả hay, ngoài việc quan sát, tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu thì người viết cần phải biết cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí.
  8. Văn tả cảnh Tả cảnh sinh hoạt, lao động của Tả cảnh thiên nhiên con người Kĩ năng tả cảnh Bố cục xác Quan Trình bày MB: TB:tả KB: thường định sát, lựa những giới cảnh vật phát biểu đối chọn điều quan thiệu chi tiết cảm nghĩ tượng những sát được cảnh theo 1 về cảnh vật miêu tả hình ảnh theo 1 được tả thứ tự đó tiêu biểu thứ tự Thứ tự không Thứ tự gian: tả bao Thứ tự thời của các quát - cụ thể; gian: thời đặc xa- gần; cao- gian trong điểm thấp; ngoài- buổi, trong trong hoặc ngày, ngược lại
  9. 2. Ghi nhớ 1: (SGK). II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 . Đọc kĩ đoạn văn và trả lời: Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp.” (Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) ? Tác giả đã vận dụng kĩ năng nào để miêu tả cảnh sân chim? Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về cảnh thiên nhiên sân chim? Gợi ý: * Ấn tượng/ xúc cảm : - Thú vị trước vẻ đẹp phong phú của rừng sân chim. Mong mọi người có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường
  10. Bài tập 2. Cho chủ đề về thiên nhiên môi trường, viết đoạn văn 5-7 câu, gạch chân dưới các câu có sử dụng kĩ năng so sánh, liên tưởng trong đoạn văn. Bài tập 3. * Tìm đọc tham khảo bài văn tả cảnh biển, cảnh mặt trời mọc, cảnh đêm trăng - Tham khảo đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân “ Sau trận bão, trên muôn thưở biển Đônng” SGK T2 Ngữ văn 6. * Tả cảnh đón giao thừa của gia đình em, ghi lại những nét tiêu biểu của cảnh.
  11. ▪ Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả (Biển đẹp). ▪Thân bài: Tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau: -Buổi sáng -Buổi chiều -Buổi trưa -Ngày mưa rào -Ngày nắng ▪Kết bài: Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.( Biển nhiều khi rất đẹp ánh sáng tạo nên).
  12. * Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH (làm ở nhà) - Bài cũ: + Lập dàn ý cho đề văn : Tả không khí đón giao thừa của gia đình em. - Bài mới: + Luyện tập Phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh ( tiếp theo). + Làm bài tập 1,2,3 sgk /47. + Chọn chi tiết miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn + Lập dàn ý phần thân bài cho đề văn: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.