Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 26: Em bé thông minh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 26: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_tiet_hoc_26_em_be_thong_minh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 26: Em bé thông minh
- Giáo viên: Phạm Thị Ngọc Lan Trường THCS Thọ Xuân
- (Truyện cổ tích) I. Đọc ,tìm hiểu chung. II. Đọc ,hiểu văn bản. 1. Hình thức thử tài nhân vật 2.Thử thách và những lần giải đố của em bé .
- a.Thử thách . - Lần 1 :Quan đố Trâu cày một ngày mấy đường? - Lần 2 : Vua đố Ba trâu đực đẻ thành chín con . - Lần 3 : Vua đố Xẻ thịt chim làm ba cỗ thức ăn. - Lần 4 : Sứ thần Xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn.
- b. Những lần giải đố của em bé THẢO LUẬN NHÓM -Ở mỗi lần thử thách em bé thông minh đã vượt qua như thế nào ? -So sánh với thái độ của mọi người xung quanh ,em có nhận xét gì về cách giải đố của em bé?
- *Em bé giải câu đố của viên quan. + Câu đố : “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường ?” ->câu đố là tình huống bất ngờ , oái oăm rất khó trả lời. + Trả lời : “Ngựa ông đi một ngày được mấy bước?” -> Tương ứng bằng một câu đố =>Cách trả lời thể hiện sự đối đáp thông minh, nhanh nhạy ,bất ngờ ,lí thú, em biết đẩy thế bí ,thế bị động của người giải đố sang phía người ra câu đố.
- *Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất. + Câu đố : Ban ba trâu đực ,ba thúng gạo nếp phải nuôi đẻ thành chín con. Nếu không làm được cả làng chịu tội. ->câu đố vô lí đến mức phi lí, kèm theo lời ra lệnh nguy hiểm đến tính mạng. + Trả lời : - Làm thịt trâu , đồ xôi ăn mừng. - Khóc đòi cha đẻ em bé. => Cách giải đố rất tự tin , bất ngờ ,thú vị ,dùng mẹo lừa khiến nhà vua mắc bẫy phải tự nói ra điều vô lí của mình.
- *Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai. + Câu đố : Xẻ thịt một con chim làm thành ba cỗ thức ăn. ->câu đố oái oăm, phi lí,sự việc không đúng với hiện thực khách quan không thể thực hiện được. + Trả lời : Đưa một chiếc kim khâu yêu cầu nhà vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. =>Cách giải đố nhanh trí, bản lĩnh , em bé đã đố lại nhà vua.
- *Em bé giải câu đố của sưa thần ngoại quốc. + Câu đố : xâu chỉ qua ruột con ốc vặn . ->câu đố oái oăm ,hiểm hóc , ảnh hưởng chính trị ngoại giao , vận mệnh của dân tộc. - vua ,quan, nhà thông thái đều lắc đầu ,bó tay. + Trả lời : - Vừa chơi vừa hát một bài đồng dao hóm hỉnh. “Tình tính tang ! . Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang “ => Cách giải dùng mẹo dân gian bắt kiến xỏ chỉ rất hồn nhiên ,thú vị ,bất ngờ.
- b. Những lần giải đố của em bé . - Lần 1 : hỏi vặn lại. - Lần 2 : mẹo lừa. - Lần 3 : đố lại vua. - Lần 4 : hát đồng dao.
- *Những cách giải đố của em bé bất ngờ lí thú ở chỗ. + Đã quật ngã đối thủ một cách tài tình ngay tức khắc bằng trí thông minh ,lỗi lạc của người giải đố. +Làm cho người đọc ,người nghe ,chứng kiến hả hê khoái chí khi nhận ra lời giải , chân lí của dân gian thật giản dị ,gần gũi đời thường ,không có gì là uyên bác nhưng lại rất đúng, rất cần trong cuộc sống . +Những lời giải rất hóm hỉnh mang đậm màu sắc dân gian.
- Đố anh chi sắc hơn dao Chi sâu hơn bể , chi cao hơn trời ? Em ơi mắt sắc hơn dao Dạ sâu hơn bể ,chí cao hơn trời. Nhất nước ,nhì phân ,tam cần ,tứ giống. Cái răng cái tóc là góc con người . Cái nết đánh chết cái đẹp . Lời nói chẳng mất tiền mua Lụa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- *Điểm chung : Không dựa vào kiến thức sách vở ,văn chương ,khoa cử nào cả mà chủ yếu dựa vào kiến thức đời sống,vận dụng kinh nghiệm của đân gian vào thực tế theo kiểu gậy ông đập lưng ông , mẹo lừa , phản ứng nhanh nhạy. *Phẩm chất: -Thông minh ,sáng dạ ,tài trí hơn người . -Chăm chỉ ,cần cù, yêu lao động. -Ứng xử linh hoạt ,nhanh nhẹn ,tự tin ,bản lĩnh. -Có tinh thần trách nhiệm trước vấn đề hệ trọng. =>Em bé thông minh tiêu biểu cho tài trí của nhân dân lao động Việt Nam
- 3.Kết truyện Em bé được phong làm trạng nguyên ,được ở gần vua. ->Kết thúc có hậu (phần thưởng xứng đáng ). =>thể hiện truyền thống coi trọng nhân tài của nhân dân ta.
- III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: -Dùng câu đố thử tài ,tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng ,phẩm chất. -Cách dẫn dắt sự việc khéo léo ,cùng với mức độ tăng dần của những thử thách và cách giải đố ,tạo nên tiếng cười hài hước. 2. Nội dung: -Truyện đề cao sự thông minh , trí khôn và kinh nghiệm đời sống dân gian . - Tạo tiếng cười vui vẻ , hài hước,hồn nhiên trong cuộc sống . 3. Ghi nhớ: ( sgk – 74).
- Luyện tập Bài 2: Vẽ sơ đồ 4 lần giải đố của em bé?
- *Nếu câu chuyện cứ tiếp tục bằng những câu đố oái oăm và em bé lại tiếp tục giải đố bằng cách hỏi vặn lại ,đố lại. Theo em câu chuyện sẽ xảy ra như thế nào? Em rút ra bài học gì khi giao tiếp? *Bài học trong giao tiếp -Khi nói với người lớn tuổi phải ,đúng mực, tôn trọng, văn minh , lịch sự . - Câu hỏi và câu trả lời nên sử dụng các tình thái từ : “ạ , dạ, vâng” để thể hiện sự lễ phép ,kính trọng. -Tránh kiểu hỏi vặn lại ,đố lại , hay trả lời cộc lốc có thể bị coi là khiếm nhã ,thiếu văn hóa .
- Bài 1: Sưu tầm và kể những truyện dân gian có nội dung theo kiểu em bé thông minh ? Bài 2: Tìm đọc những câu ca dao ,tục ngữ đúc rút những kinh nghiệm quý giá của dân gian ?
- Một số kinh nghiệm dân gian: 1. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. 2. Tháng bảy kiến bò nhớ lo lại lụt. 3. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 4. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. 6. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. 7. Trăm hay không bằng tay quen. 8. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 9. Nuôi lợn ăn cơm nằm ,nuôi tằm ăn cơm đứng.
- * Hướng dẫn về nhà: -Học bài cũ + Về tập kể lại bốn lần thử thách mà em bé thông minh đã vượt qua. + Học bài theo vở ghi. + Tìm đọc truyện về nhân vật thông minh: Trạng Quỳnh, Trạng Hiền -Chuẩn bị: Tập luyện nói kể chuyện theo đề yêu cầu sgk.