Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Mưa

pptx 15 trang minh70 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Mưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_van_ban_mua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Mưa

  1. Hướng dẫn tự học Văn bản: MƯA - Trần Đăng Khoa - GV thực hiện: Trần Văn Cát
  2. Văn bản: MƯA - Trần Đăng Khoa - I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội
  3. Văn bản: MƯA - Trần Đăng Khoa - I. Tìm hiểu chung ? Qua phần đọc ? Có thể chia bố 1. Tác giả bài thơ, hãy cho cục bài thơ làm 2. Tác phẩm biết bài thơ được mấy phần? Nội - Bài thơ ra đời năm 1967, in trong viết theo thể thơ dung từng phần? tập “Góc sân và khoảng trời” gì? - Thể thơ: Tự do - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu → Cây lá hả hê: Bức tranh thiên nhiên. + Phần 2: 4 câu còn lại: H/a con người
  4. II. Hướng dẫn tự học Câu 1: Nội dung chính của bài thơ “Mưa” là gì? - Cảnh vật thiên nhiên? - Con người? Câu 2: Hãy chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Mưa”? - Thể thơ, nhịp thơ? - Việc sử dụng ngôn từ? - Các biện pháp tu từ?
  5. 1. Bức tranh thiên nhiên a) Quang cảnh lúc trời sắp mưa Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít tìm nơi Ẩn nấp
  6. a) Quang cảnh lúc trời sắp mưa Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường Lá khô Gió cuốn Bụi bay Cuồn cuộn
  7. a) Quang cảnh lúc trời sắp mưa Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lóc
  8. a) Quang cảnh lúc trời sắp mưa Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa
  9. Mưa b) Quang cảnh lúc trời mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp Rơi Rơi Đất trời Mù trắng nước Mưa chéo mặt sân Sủi bọt Cóc nhảy chồm chồm → Nghệ thuật so sánh, nhân hóa Chó sủa  Cơn mưa dữ dội nhưng rất cần Cây lá hả hê cho cảnh vật.
  10. → Nghệ thuật nhân hóa, so sánh  bức tranh thiên nhiên sinh động được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh về hình dáng, hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa.
  11. 2. Hình ảnh con người trong cơn mưa Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa  Phép lặp từ, lối nói ẩn dụ và khoa trương (nói quá)  tượng trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
  12. II. Hướng dẫn tự học Câu 3. Hình ảnh con người xuất hiện ở cuối bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng gì? Gợi ý: Hình ảnh con người ở đây là người cha đi cày về (một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê) đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trận mưa. Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là - đội sấm - đội chớp - đội cả trời mưa Nhờ thế , các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ.
  13. II. Hướng dẫn tự học Câu 4. So sánh bài Mưa với đoạn văn của Tô Hoài tả cơn mưa (trong phần đọc thêm SGK Ngữ văn 6 trang 81) để thấy được nét riêng trong cách miêu tả của mỗi tác giả? Gợi ý: Cùng tả cơn mưa rào ở làng quê, nhưng cách miêu tả của cả hai tác giả có khác nhau, do bút pháp của từng người và còn do sự khác biệt của hai thể loại. Trần Đăng Khoa miêu tả bằng cái nhìn hồn nhiên, tinh tế, theo lối tư duy của trẻ thơ, nên sử dụng rộng rãi phép nhân hóa. Còn Tô Hoài thì miêu tả rất chính xác, tỉ mỉ các chi tiết và trạng thái của từng sự vật, bằng cái nhìn khách quan , tinh tường và có nhiều sáng tạo về từ ngữ miêu tả
  14. III. Luyện tâp Viết một đoạn văn tả lại quang cảnh mưa rào ở quê hương em.
  15. XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI