Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 48: Thành ngữ

ppt 36 trang minh70 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_12_tiet_48_thanh_ngu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 48: Thành ngữ

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH! BÀI 12 – TIẾT 48 : THÀNH NGỮ Môn: Ngữ văn 7 Giáo viên: Hoàng Thị Xuân Trường: THCS Hải Phương
  2. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: a) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
  4. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: a) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. - là cụm từ có cấu tạo cố định - Chỉ sự khó khăn, trắc trở trong quá trình đi lại. => nghĩa đen - Chỉ cuộc sống vất vả, khó khăn, nguy hiểm của người nông dân xưa. => phép chuyển nghĩa ẩn dụ
  5. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: a) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. b) Nhanh như chớp - Tốc độ nhanh, chính xác. => nghĩa đen - Diễn tả hành động rất nhanh, mau lẹ, chính xác. => phép chuyển nghĩa so sánh
  6. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: a) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. b) Nhanh như chớp - là cụm từ có cấu tạo cố định Thành - biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh ngữ
  7. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ Kết luận: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  8. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: a) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. - Chỉ sự khó khăn, trắc trở trong quá trình đi lại.=> nghĩa đen - Chỉ cuộc sống vất vả, khó khăn, nguy hiểm của người nông dân xưa. => phép chuyển nghĩa ẩn dụ b) Nhanh như chớp - Tốc độ nhanh, chính xác. => nghĩa đen - Diễn tả hành động rất nhanh, mau lẹ, chính xác. => phép chuyển nghĩa so sánh
  9. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: 2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/144) * Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. * Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,
  10. Bài tập nhanh: Tìm thành ngữ phù hợp và đặt câu trong các tình huống giao tiếp sau: 1. Thành ngữ nói về cuộc sống của người nông dân. 2. Giả sử trong gia đình em, có em và anh trai thường xuyên cãi cọ nhau những việc không đâu vào đâu. 3. Ở lớp 6, em đã được học truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Em hãy tìm thành ngữ nói về tính cách của mụ vợ ông lão? 4. Giả sử trong lớp em có bạn Nam thường xuyên mắc khuyết điểm. Dù nhiều lần hứa hẹn với thầy cô, bạn bè sửa chữa khuyết điểm nhưng không giữ lời hứa? 5. Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 hằng năm, trường ta thường tổ chức các hoạt động của hội thi “Hội khỏe Phù Đổng”, có bạn An tham gia bộ môn điền kinh chạy rất nhanh và thường đạt giải cao.
  11. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? 1. Ví dụ: 2. Kết luận: * Chú ý: - Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
  12. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ 1. Ví dụ: a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương) b) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang (Tô Hoài)
  13. Câu hỏi thảo luận nhóm 2:001:591:581:571:561:551:541:531:521:511:501:491:481:471:461:451:441:431:421:411:401:391:381:371:361:351:341:331:321:311:301:291:281:271:261:251:241:231:221:211:201:191:181:171:161:151:141:131:121:111:101:091:081:071:061:051:041:031:021:011:000:590:580:570:560:550:540:530:520:510:500:490:480:470:460:450:440:430:420:410:400:390:380:370:360:350:340:330:320:310:300:290:280:270:260:250:240:230:220:210:200:190:180:170:160:150:140:130:120:110:100:090:080:070:060:050:040:030:020:010:00 Nhóm 1: a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương) 1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? 2. Phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu? Nhóm 2: b) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang (Tô Hoài) 1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? 2. Phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu?
  14. a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. VN (Hồ Xuân Hương) => Lời thơ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng b) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em DT Phụ ngữ chạy sang (Tô Hoài) => Lời văn sinh động, hàm súc, có tính biểu cảm.
  15. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ 1. Ví dụ: 2. Kết luận: Ghi nhớ: - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
  16. Thành ngữ khác tục ngữ ở một số đặc điểm chính: Thành ngữ Tục ngữ - Thường có cấu tạo là một - Có cấu tạo là một câu, cụm từ, chưa thành câu. diễn đạt một ý trọn vẹn. - Thường không được sử - Sử dụng tương đối độc dụng độc lập mà có tác lập, biểu thị kinh nghiệm dụng bổ sung ý nghĩa cho sống, kinh nghiệm về tự thành phần câu hoặc tự nhiên, xã hội. mình làm thành phần câu.
  17. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ Bài tập: Chỉ ra đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ? Thành ngữ Tục ngữ - Có chí thì nên. x - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. x - Đánh trống lảng x - Cây nhà lá vườn x - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa x Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Mẹ tròn con vuông x
  18. Thành ngữ khác tục ngữ ở một số đặc điểm chính: Thành ngữ Tục ngữ - Thường có cấu tạo là một - Có cấu tạo là một câu, diễn đạt cụm từ, chưa thành câu. một ý trọn vẹn. - Thường không được sử - Sử dụng tương đối độc lập, biểu dụng độc lập mà có tác dụng thị kinh nghiệm sống, kinh nghiệm bổ sung ý nghĩa cho thành về tự nhiên, xã hội. phần câu hoặc tự mình làm thành phần câu. Ví dụ: Ví dụ: - Đánh trống lảng - Có chí thì nên. - Cây nhà lá vườn - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. - Mẹ tròn con vuông - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
  19. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) c) Chốc đà mười mấy năm trời, Còn ra khi đã da mồi tóc sương. (Truyện Kiều)
  20. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) - sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: thức ăn; hải: biển; vị: món ăn) => những món ăn ngon, quý hiếm từ những sản vật ở núi và biển. - nem công chả phượng: những món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm.
  21. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) - khỏe như voi: rất khỏe, khỏe hơn người bình thường nhiều lần. - tứ cố vô thân (tứ: bốn; cố: ngoái nhìn; vô: không; thân: người thân, họ hàng) => đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
  22. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ Bài tập 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Kể vắn tắt lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” theo tranh để hiểu được nguồn gốc câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.
  23. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn? - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai . .sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm áo . - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp
  24. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ “lời ăn tiếng nói”? - Giải thích: “lời ăn tiếng nói”: cách nói năng, giao tiếp hằng ngày.
  25. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 4: Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải thích các thành ngữ ấy. Trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Luật chơi: Quan sát hình ảnh để đoán thành ngữ? Giải thích thành ngữ ấy.
  26. nước mắt cá sấu → Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.
  27. Là lá la la Trâu ơi! Ta bảo trâu này Thiệt tình chả hiểu gì hết đàn gảy tai trâu Ám chỉ những người ngốc nghếch đến nỗi dù có giảng giải đến mấy thì người đó cũng không hiểu.
  28. SJC 9999 rừng vàng biển bạc → Rừng và biển đem lại nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu.
  29. Gạo chuột sa chĩnh gạo => Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ
  30. đồng cam cộng khổ => Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu (trong mọi hoàn cảnh đều có nhau)
  31. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Viết đoạn văn biểu cảm về quê hương em trong đó có sử dụng ít nhất một trong các thành ngữ sau: + một nắng hai sương + chân lấm tay bùn + thẳng cánh cò bay Yêu cầu: * Về hình thức: - 1 đoạn văn. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. - Số câu: 3 đến 5 câu. * Về nội dung: - Chủ đề viết về quê hương. - Hình ảnh con người quê hương. - Cảnh đẹp của quê hương.
  32. BÀI 12 – TIẾT 48 THÀNH NGỮ E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - BỔ SUNG - Tìm câu văn, câu thơ, ca dao có sử dụng thành ngữ, tục ngữ. - Sưu tầm các tục ngữ, thành ngữ thuần Việt, Hán Việt. - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Tìm đọc: “Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt” – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
  33. KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC! CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI!