Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 33: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn (tiếp theo)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 33: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_bai_33_chuong_trinh_dia_phuong_phan_van.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 33: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn (tiếp theo)
- BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN NGỮ VĂN NHÓM: 3
- Cao Bá Quát (?- 1855), tự là Chu Thần, hiệu Mẫn Hiên, sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phú thị , huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sau khi thi Hương đỗ Á nguyên tại trường thi Hà Nội, đời vua Thiệu Trị, khi có quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế làm Hành tẩu ở bộ Lễ.
- Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", Cao Bá Quát nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Tuy nhiên, ông có tật cố hữu là bướng bỉnh và viết chữ xấu. Sau này, ông ngày đêm luyện viết chữ đẹp, từng thi đỗ cử nhân ở trường thi Hà Nội năm 1831.
- Cột tóc lên trần nhà luyện viết Xấu hổ với chữ viết như gà bới, đêm đến, ông thường thức khuya miệt mài tập viết chữ. Buồn ngủ quá, ông tự buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật tóc đau, phải tỉnh lại. Ông còn buộc chân vào các cạnh bàn để không thể “chạy đi chơi”. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá Quát nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp. Tương truyền, chữ viết của ông như “rồng bay phượng múa”, bút tích còn lại hiện nay được lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, con gái vua Minh Mạng.
- Theo "Đại Nam thực lục", tháng 8/1841, Cao Bá Quát được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy son và muội đèn làm mực chữa 24 bài. Vụ án này khiến Cao Bá Quát và những người bạn trường thi của ông bị xử tử, phạt tù, cách chức
- Khởi nghĩa Mỹ Lương Sau khi từ quan về quê ở ẩn, tận mắt chứng kiến sự thối nát của xã hội đương thời, đời sống nhân dân khốn khổ, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình ở Mỹ Lương, Sơn Tây (Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông chết trên chiến trận, gia đình bị nhà Nguyễn tru di tam tộc.
- Nhà Tưởng Niệm Danh Nhân Văn Hóa Cao Bá Quát (làng Sủi- Gia Lâm- Hà Nội).
- Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Ỷ Lan nghĩa là dựa vào cây lan, đó là hình ảnh hết sức độc đáo của cô thôn nữ vùng Thổ Lỗi, sau này đổi là Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm- Hà Nội ngày nay).
- Sử cũ chép rằng, bấy giờ Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối ngôi, lòng lấy làm lo lắng, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Khi đi qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy thần dân đang sụp lạy, duy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo: Tay cầm bán nguyệt xênh xang, Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, sai quân lính đưa cô đến trước xe hỏi chuyện. Thấy cô gái bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, thông minh dịu dàng, vua liền truyền đưa về kinh thành Thăng Long. Nhà vua lấy ngay hình ảnh của kỷ niệm buổi đầu gặp gỡ ấy làm hiệu cho nguyên phi, người đương thời cũng như người bao thế kỷ qua nhân đó mà gọi là Nguyên phi Ỷ Lan. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa vua Lý Thánh Tông và nguyên phi Ỷ Lan
- • Vua cho xây dựng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, Hà Nội) đặt tên là cung Ỷ Lan. •. •Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau là vua Lý Nhân Tông, 1072-1127). Nhà vua vì đặc biệt quý Nguyên phi Ỷ Lan, vào năm 1068 đã cho đổi gọi nguyên quán của Ỷ Lan là làng Thổ Lỗi thành làng Siêu Loại (nghĩa là vượt lên trên đồng loại). Địa vị của Ỷ Lan trong hoàng tộc càng trở nên vững vàng. •
- Năm 1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, thái tử Càn Đức lên ngôi mới có 7 tuổi, đó là Lý Nhân Tông. Triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền nguyên soái thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước, yên dân, khiến cho thế nước và sức dân mạnh hẳn lên. Bởi vậy, năm 1077 khi Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển triều đình, Ỷ Lan đã huy động cả dân tộc cầm vũ khí đánh bại quân thù.
- -Nguyên phi Ỷ Lan qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), được đặt tên là Phù thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. -Quần thể khu di tích Ỷ Lan có chùa, đền, điện, sơn trang thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thuộc thành phố Hà Nội. Chùa và đền thờ nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi chùa "bà Tấm", đền "bà Tấm", chùa Cả, đền Cả.
- -Về già, Ỷ Lan để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Ỷ Lan là người sùng Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm). -Nguyên phi Ỷ Lan qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), được đặt tên là Phù thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. -Quần thể khu di tích Ỷ Lan có chùa, đền, điện, sơn trang thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thuộc thành phố Hà Nội. Chùa và đền thờ nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi chùa "bà Tấm", đền "bà Tấm", chùa Cả, đền Cả.