Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_bai_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_cau_bi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Lớp:7a
- KIỂM TRA BÀI CŨ Tìm câu chủ động và câu bị động trong những câu sau ? 1. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. 2. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. 3. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. ( Vũ Bằng )
- NGỮ VĂN:Tiết 102 (Tiếp theo ) I/ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 2) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. 3) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (Vũ Bằng ) * Giống nhau về nội dung : cùng miêu tả một sự việc. * Khác nhau về hình thức: Câu 2 Câu 3 Có dùng từ được Không dùng từ được
- TIẾT 107: TIẾNG VIỆT (Tiếp theo ) I/ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 1)Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hômCTCHĐ “hoá vàng”. ĐTCHĐ 2) Cánh màn điềuHãy treo xác ởđịnh đầu chủ bàn thể thờ của ông hoạt vải đãđộng được ? hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. Hãy xác định đối tượng của hoạt động ? - Chuyển từ ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( hoặc cụm từ ) ấy. 3) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được ( người ta ) hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. - Chuyển từ ( cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 4) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
- TIẾT 107: TIẾNG VIỆT (Tiếp theo ) I/ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : - Chuyển từ ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( hoặc cụm từ ) ấy. - Chuyển từ ( cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. * Lưu ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
- TIẾT 107: TIẾNG VIỆT BÀI TẬP 1/ 65: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau . a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa VD:Người ta đã xây xong ngôi trường. ấy từ thế kỉ XIII. b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa Cách 1: bằng gỗ lim. Ngôi trường đã được xây xong. Cách 2: c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào . Ngôi trường đã được ( người ta ) xây xong. d)Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- TIẾT 107: TIẾNG VIỆT (Tiếp theo ) I/ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG II/ LUYỆN TẬP BÀI TẬP 1/ 65: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau . a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. Cách 1: Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII. Cách 2: Ngôi chùa ấy được ( một nhà sư vô danh ) xây từ thế kỉ XIII. b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. Cách 1: Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim. Cách 2: Tất cả cánh cửa chùa được ( người ta ) làm bằng gỗ lim. c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào . Cách 1: Con ngựa bạch được / bị buộc bên gốc đào . Cách 2: Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ ) buộc bên gốc đào . d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. Cách 1: Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân. Cách 2: Một lá cờ đại được ( người ta ) dựng ở giữa sân.
- BÀI TẬP 2/ 65 : Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động - Một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau ? - Em bị thầy giáo phê bình . a) Thầy giáo phê bình em . - Em được thầy giáo phê bình . - Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi. b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy được người ta phá đi. c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Học thuộc bài . - Hoàn thành các bài tập 1,2, 3 sgk/65 - Tiết sau Kiểm tra Văn. + Đọc lại các văn bản đã học từ kì II. + Học nội dung ôn tập.
- TIẾT HỌC KẾT THÚC RỒI !