Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

pptx 34 trang minh70 6490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_bai_hoc_3_nhung_cau_hat_ve_tinh_yeu_que.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

  1. 2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, 1. - Ở đâu năm cửa nàng ơi Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ? Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Sông nào bên đục, bên trong ? Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ? 3. Đường vô xứ Huế quanh quanh, Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ở đâu mà lại có thành tiên xây ? Ai vô xứ Huế thì vô - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi 4. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. mông bát ngát Nước sông Thương bên đục, bên trong, Đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh. mênh mông. Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Thân em như chẽn lúa đòng đòng Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
  2. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: 1. Chủ đề: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2. Thể thơ: - Bài (2) và (3): lục bát chính thể (6/8). - Bài (1) và (4): lục bát biến thể. 3. Kết cấu: - Lối đối đáp: Bài 1. - Lối kể chuyện: Bài 2,3,4 (cảm xúc, tâm trạng).
  3. 1. - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục, bên trong? Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây? - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong, Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh. Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
  4. Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây : a) Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần. b)b) Bài ca có hai phần : phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. c)c) Hình thức đối – đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. d) Hình thức đối – đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca.
  5. Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
  6. Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
  7. Nước Sông Thương BÊN BÊN TRONG ĐỤC
  8. Núi Đức Thảnh Tản thắt cổ bồng mà có thánh sinh
  9. Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
  10. Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
  11. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Bài ca dao số 1:
  12. “Đây là thể loại đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình giao duyên cổ truyền Việt Nam. Có lời hỏi của bên nam (nữ) và lời đáp của bên nữ (nam) xoay quanh một chủ đề về sản vật hoặc về cảnh giàu đẹp của quê hương, đất nước. Mối quan hệ giữa người hỏi và người đáp có khi lạ, khi quen nhưng cả hai bên đều lịch sự, tế nhị, duyên dáng và đều thông minh khi hỏi cũng như khi trả lời.”
  13. “Hát đối đáp thường mang hình thức hát đố: Một bên là câu đố - lời thách đố ; một bên là lời đáp, lời giải. Hình thức vui chơi, ca hát lý thú này thường diễn ra có khi giữa buổi trồng khoai, gặt lúa, có khi lại trong đêm trăng sáng, bên cổng làng, dưới gốc đa già, trai xóm trên với gái xóm dưới, râm ran, ríu rít, không dứt tiếng hát, tiếng cười. Đó là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cư dân người Việt.”
  14. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Bài ca dao số 1: a) Hình thức nghệ thuật: - Hình thức đối đáp (nam và nữ) - Một bên là câu đố, một bên là câu đáp (lời giải đố)
  15. Thảo Luận Nhóm CÂU HỎI: Nội dung của lời hát đối là gì? Theo bạn, có điều gì thú vị trong cách hỏi của chàng trai?
  16. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp? - Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. - Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lý: “Sông nào sáu khúc”, “Núi thắt cổ bồng” Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh” - Đó là biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc Giang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa.
  17. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Bài ca dao số 1: a) Hình thức nghệ thuật: - Hình thức đối đáp (nam và nữ) - Một bên là câu đố, một bên là câu đáp (lời giải đố) b) Nội dung: Hỏi – đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật của lịch sử, văn hóa, địa lý như Thành Hà Nội ; Sông Lục Đầu, Quảng Ninh ; Sông Thương, Bắc Giang ; Núi Thánh Tản, Ba Vì ; Đền Sòng, Thanh Hóa. → Thử tài nhau về hiểu biết lịch sử, địa lý, văn hóa. Qua đó bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
  18. - Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ? Núi nào là núi cao nhất nước ta ? Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh. - Em hỏi thì anh xin trả lời : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra Anh đã giảng được cho ra Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh.
  19. 2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
  20. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về về câu hỏi cuối bài ca : “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”. - “Rủ nhau”: dùng từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó → là một yếu tố thể hiện tính cộng đồng của ca dao. - Cách tả cảnh: gợi mà không tả. Chỉ dùng phép liệt kê, liệt kê những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng Hà Nội. - Địa danh trong bài 2 rất đặc biệt : vừa là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời nó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn liền với lịch sử và niềm văn hiến của dân tộc. → Gợi lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa. - Câu cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”: là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau phải biết trân trọng, giữ gìn, nối tiếp truyền thống dân tộc.
  21. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 2. Bài ca dao số 2: a) Nghệ thuật: + “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” “Cầu Thê Húc” “Chùa Ngọc Sơn” “Đài Nghiên, Tháp Bút” → Liệt kê → Gợi nhiều hơn tả. + “Ai” → Đại từ phiếm chỉ → Câu hỏi tu từ → Khẳng định công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. b) Nội dung: Tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, về Thăng Long, đất nước.
  22. 3. Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Huế thì vô
  23. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi : “Ai vô xứ Huế thì vô ” - Cảnh trí xứ Huế trong bài ca dao 3 đã phác hoạ ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế thơ mộng. Bức tranh đó có “non xanh”, “nước biếc” là những màu sắc khá nên thơ, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Bài ca dao sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với các định ngữ đã vẽ nên những đường nét và màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế. - Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.
  24. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 3. Bài ca dao số 3: a) Nghệ thuật: - So sánh: đường nét, màu sắc. Quanh quanh, non xanh, nước biếc → Gợi nhiều hơn tả. - So sánh truyền thống: Đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh. - Đại từ phiếm chỉ “Ai” → Là lời mời, lời nhắn nhủ, muốn chia sẻ với những người khác về tình yêu và lòng tự hào về xứ Huế. b) Nội dung: Tình yêu, lòng tự hào về cảnh đẹp xứ Huế.
  25. 4. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Câu này có sách ghi: Đường vô xứ Nghệ Thay địa danh trong các câu ca dao là hiện tượng thường thấy.
  26. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? - Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đảo từ: Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng → Điệp từ và đối. Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông → Đảo điệp. - Ý nghĩa tác dụng: + Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng. + Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.
  27. Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối của bài 4. - Phép so sánh: cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự thinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái. - Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.
  28. Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu ấy không? Vì sao? - Có lẽ đây là lời của người con gái; đi thăm đồng một buổi sáng mai, vừa ngắm nhìn cánh đồng tươi đẹp mênh mông vừa nghĩ tới mình với niềm vui rạo rực của tuổi thanh xuân. - Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là lời của chàng trai, chàng trai đang nói về cánh đồng và cô gái đẹp trẻ trung đầy sức sống. + Ý kiến này cũng có cơ sở song chưa thật hợp lý lắm. Bởi vì cụm từ “Thân em như” thường là dung để người con gái tự nói về mình. Ví dụ như: - Thân em như tấm lụa đào. - Thân em như miếng cau khô. - Thân em như hạt mưa sa.
  29. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 4. Bài ca dao số 4: a) Nghệ thuật: • Hai dòng thơ đầu. 4/4/4 (12 tiếng) 4/4/4 (12 tiếng) →Gợi tả sự dài rộng bao la, mênh mông của cành đồng. • Hai câu cuối. 2/5 (7 tiếng) 2/6 (8 tiếng) →Ý thức về vẻ đẹp của quê hương và vẻ đẹp của chính mình. b) Nội dung: Bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của người con gái trên cánh đồng lúa quê hương mênh mông bát ngát.
  30. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Tìm hiểu chung: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Bài ca dao số 1: 2. Bài ca dao số 2: 3. Bài ca dao số 3: 4. Bài ca dao số 4: III. Ghi nhớ: SGK/40.
  31. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.