Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài số 9: Từ đồng nghĩa

ppt 17 trang minh70 3490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài số 9: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_so_9_tu_dong_nghia.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài số 9: Từ đồng nghĩa

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Khi nói hoặc viết chúng ta thường gặp những lỗi nào về quan hệ từ? Câu 2: Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ? - Qua những bài ca dao, dân ca giúp chúng ta biết thêm về cuộc sống người dân ở chế độ phong kiến. Đáp: Câu 1: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: - Thiếu quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. - Thừa quan hệ từ. Câu 2: Thừa quan hệ từ. Chữa lỗi: Những bài ca dao, dân ca giúp chúng ta biết thêm về cuộc sống người dân ở chế độ phong kiến. .
  2. Xa ngắm thác núi Lư Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ rọi, trông?
  3. 1. Đồng nghĩa với từ: Vậy, em có chiếu, nhận xét gì về - “rọi” soi, Hướng luồng ánh sáng vàonghĩa một của điểm. từ tỏa trông? nhìn, nhòm, -“trông” Dùng mắt nhìn để nhận biết. ngắm, liếc => Các từ trong mỗi nhóm từ trên có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Nhìn để nhận biết 2. Trông coi sóc (trông coi, chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn) Mong (ngóng, chờ, đợi, hi vọng) Từ “trông” là một từ nhiều nghĩa (có thể) thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
  4. Qua những ngữ liệu vừa phân tích, em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau *hoặc Ghi nhớ gần 1: giống SGK/114 nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
  5. Bài tập 1 / 115. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: - gan dạ = can đảm - nhà thơ = thi nhân - mổ xẻ = giải phẫu - của cải = tài sản - nước ngoài = ngoại quốc - chó biển = hải cẩu - đòi hỏi = yêu cầu - năm học = niên khóa - loài người = nhân loại - thay mặt = đại diện
  6. 1.So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau: - Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải) - Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao)
  7. Quả, trái: (Khái niệm sự vật) Là bộ phận của cây do bầu nhụy phát triển thành quả. Quả Trái (Cách gọi ở miền Bắc) (Cách gọi ở miền Nam) Từ toàn dân Từ địa phương - Nghĩa giống nhau Từ đồng nghĩa - Không phân biệt sắc thái hoàn toàn - Thay thế cho nhau
  8. 2. Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong ví dụ dưới đây có gì giống và khác nhau ? - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. (Truyện cổ Cu-ba)
  9. Hi sinh, bỏ mạng (Chết) Hi sinh Bỏ mạng Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng Chết vô ích cao cả (sắc thái kính trọng ) (sắc thái khinh bỉ) Sắc thái nghĩa khác nhau Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  10. Em hãy cho biết, từ đồng nghĩa có mấy loại? Có 2 loại từ đồng nghĩa : - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa. - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Có sắc thái ý nghĩa khác nhau. * Ghi nhớ 2: SGK/114
  11. 1. Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ dưới đây và rút ra nhận xét ? - Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu trái mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải) - Chim xanh ăn quả xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao) -> Quả và trái có thể thay thế cho nhau vì sắc thái ý nghĩa giống nhau. - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã hi sinh. - Công chúa Ha-ba-na đã bỏ mạng anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. -> Hi sinh và bỏ mạng không thể thay thế cho nhau vì có sắc thái ý nghĩa khác nhau. → Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau.
  12. 2.Tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay ? Vì: Chia li: xa nhau lâu dài có khi là mãi mãi (vĩnh biệt) không có ngày gặp lại. Vì kẻ đi trong bài thơ này là ra trận nơi cái sống và cái chết luôn kề cận nhau. Nó cũng vừa mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ sầu bi của người chinh phụ. -Chia tay: Xa nhau có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một khoảng thời gian. => Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. * Ghi nhớ 3: Sgk/115
  13. Bài tập 4 / 115. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau: 1.Món quà anh gửi, tôi đã 1.Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. trao tận tay chị ấy rồi. 2.Bố tôi đưa khách ra đến 2.Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới trở về. cổng rồi mới trở về. 3.Cậu ấy gặp khó khăn 3.Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu. một tí đã phàn nàn. 4.Anh đừng làm như thế 4.Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. người ta trách cho đấy. 5.Cụ ốm nặng đã đi hôm 5.Cụ ốm nặng đã mất qua rồi. hôm qua rồi.
  14. Bài tập 5 / 116. Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau: - cho, tặng, biếu Cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng người nhận. kẹo Tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận vật được trao, thường để khen ngợi, khuyến khích, tỏ lòng quí mến. Biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận, tỏ sự kính trọng.
  15. 5 / 116. Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau: - tu, nhấp, nốc Tu: uống nhiều liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng vật đựng (chai hay vòi ấm). Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị. Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
  16. Bài tập 6 / 116. Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây: a.thành tích, thành quả. -Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay. -Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh 2/9. b.ngoan cường, ngoan cố -Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt. -Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng. c.nhiệm vụ, nghĩa vụ -Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người. -Thầy hiệu trưởng đã giao nhiệm vụcụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền chống ma túy. d.giữ gìn, bảo vệ - Em Thúy luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ. - Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
  17. Bài tập 7 / 116. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ dùng được một trong hai từ đồng nghĩa đó? a. đối xử, đối đãi. - Nó Đối đãi / đối xử tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó. Mọi người• đều bất bình trước thái độ . đối xử của nó đối với trẻ em b. trọng đại, to lớn - Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với vận mệnh dân tộc. - Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.