Bài giảng Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Dấu gạch ngang

ppt 19 trang minh70 3520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Dấu gạch ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_dau_cham_lung_dau_cham_phay_dau_gach_nga.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Dấu gạch ngang

  1. HIỆN NAY TIẾNG VIỆT DÙNG 10 DẤU CÂU: Dấu chấm Dấu chấm phẩy Dấu chấm hỏi Dấu hai chấm Dấu chấm than Dấu gạch ngang Dấu chấm lửng Dấu ngoặc đơn Dấu phẩy Dấu ngoặc kép
  2. I- Công dụng của dấu câu: Dấu chấm lửng dùng để 1. Dấu chấm lửng làm gì? a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, => Còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt kê. b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! => Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói vì quá mệt và hoảng sợ. c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. =>Làm giãn nhịp câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ ngoài dự đoán tạo sự dí dỏm hài hước.
  3. Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Ví dụ: Em tôi bước vào lớp: - Thưa cô, em đến chào cô (Thủy nức nở) => Lời nói bị bỏ dở do nghẹn ngào, xúc động
  4. Chú ý: *Dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông hoặc ngoặc đơn có ý lượt bỏ bớt. VD: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [ ] (Hoài Thanh) *Để ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay để thêm thời gian khi chờ đợi. VD: Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! (Vũ Tú Nam)
  5. 2. Dấu chấm phẩy a.Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. *Cốm / không phải thức quà của người vội; // ăn cốm / phải ăn CN1 VN1 CN 2 từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. VN2 Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu =>Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa, vế sau giải thích thêm nghĩa cho vế trước.
  6. b. Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân1; trung thành với sự Dấu nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu chấm tranh thực hiện thống nhất nước nhà2; ghét phẩy bóc lột, ăn bám và lười biếng3; yêu lao động, dùng coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của để mình;4có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức làm hợp tác, giúp nhau5; chân thành và khiêm gì? tốn6; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công;7 yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật8; có tinh thần quốc tế vô sản. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  7. b. Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng, yêu lao động,coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình, có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác giúp nhau, chân thành và khiêm tốn, quý trọng của côngvà có ý thức bảo vệ của công, yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật, có tinh thần quốc tế vô sản. Có thể thay dấu chấm phẩy => Không thể thaybằngdấudấuchấmphẩyphẩy đượcbằng dấukhôngphẩy ?vì nếu thay thành dấu phẩy thì người đọcVì hiểusao?nhầm “ăn bám và lười biếng” cũng là đặc điểm của con người mới.
  8. Dấu chấm phẩy được dùng để: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có câu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  9. 3. Dấu gạch ngang Dấu gạch ngang dùng để làm gì? a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu => Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích. b. Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt gắt rằng: – Mặc kệ! => Đặt đầu dòng, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  10. c) Mỗi người dân cần chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng cách làm tốt các hướng dẫn: - Hạn chế tiếp xúc. - Khoảng cách, khẩu trang. - Rửa tay thường xuyên. => Đặt ở đầu dòng - Vệ sinh nhà cửa. để liệt kê. - Khai báo y tế. d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. => Nối các từ nằm trong một liên danh.
  11. – Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. – Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhận vật hoặc để liệt kê. – Nối các từ nằm trong một liên danh.
  12. III/ Luyện tập: 1/Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? a. -Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm -Đuổi cổ nó ra! (Phạm Duy Tốn) Biểu thị lời nói bị đứt quãng do sợ hãi b. Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại (Đào Vũ) Câu nói bị bỏ dở do bối rối lúng túng
  13. 2. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây: a. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới) Ngăn cách các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. c.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non,hoa cỏ trông mới đẹp;từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. (Hoài Thanh) Ngăn cách các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  14. Làm bạn với dấu câu Dấu câu phân biệt rạch ròi Không dùng chỉ có người lười nghĩ suy. Dấu nào cũng có nghĩa riêng Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình. Dấu phẩy (,) thường thấy ai ơi Tách biệt từng phần chuyển tiếp ý câu. Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời. Chấm phảy (;) phân tách ý câu Bổ sung vế trước ý càng thêm sâu. Chấm than (!) bộc lộ cảm tình Gửi gắm đề nghị mong chờ khiến sai. Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê!
  15. Hai chấm (:) báo hiệu lời người Còn là giải thích ý vừa nêu ra. Chấm lửng ( ) cảm xúc dâng trào Hay thay cho lời không tiện nói ra. Gạch ngang (-) lời nói mở đầu Nêu ý chú thích liệt kê trong bài. Ngoặc đơn ( ) tách biệt từng phần Làm rõ cho lời chú giải bên trong. Ngoặc kép (“ ”) trực tiếp dẫn lời Đứng sau hai chấm thay dùng nhấn câu. Biết rồi em hãy siêng dùng Viết dấu đúng chỗ điểm 10 nở hoa.
  16. Hướng dẫn tự học • Sơ đồ hóa bài học. • Viết đoạn văn (8 – 10 câu) với chủ đề THỂ THAO. Trong đó, có sử dụng dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng (gạch chân chỉ rõ). • Soạn bài: Văn bản đề nghị, Văn bản báo cáo.