Bài giảng Ngữ văn 7 - Luyện nói: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

ppt 7 trang minh70 4180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Luyện nói: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_luyen_noi_cam_nghi_ve_mot_tac_pham_van_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Luyện nói: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

  1. Luyện nói: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học
  2. Dàn ý cho bài luyện nói • Mở bài: – Giới thiệu sơ về tác giả tác phẩm: Hồ Chí Minh. • Là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. • Còn là một trong những nhà cách mạng, lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập toàn vẹn lãnh thổ VN. – Hoàn cảnh ra đời bài thơ.( Trong cuộc kháng chiến chống Pháp)
  3. Dàn ý cho bài luyện nói  Thân bài:  Câu 1:Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng Việt Bắc.  Tả tiếng suối chảy trong đêm khuya rất “trong“ và rất êm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, lấy tiếng suối chảy làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật “ lấy động tả tĩnh” của thơ Đường.
  4. Dàn ý cho bài luyện nói  Thân bài:  Câu 2: Tả trăng, cổ thụ và hoa.  Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp, thơ mộng, hữu tình. “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, chữ “lồng” được điệp lại hai lần nhằm gợi lên sự giao hòa, quấn quít giữa cảnh vật với thiên nhiên. Ở đây, thiên nhiên được nhân hóa mang tình người với suối, trăng, cổ thụ và hoa đan xen hòa quyện vào nhau tạo ra một bức tranh sinh động, ấm áp.  →Qua đó, biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung, tự do, tự tại, một tình yêu thiên nhiên dạt dào của Bác trong kháng chiến gian khổ, khốc liệt.
  5. Dàn ý cho bài luyện nói Thân bài: -Hai câu thơ cuối: Thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, của thi nhân. + Hai chữ “Chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. Chưa ngủ vì “ Cảnh khuya như vẽ” đã dẫn tâm hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. Nhưng Bác chưa ngủ vì một nỗi sâu xa hơn “ lo nỗi nước nhà”. → Hai câu thơ cuối đã diễn tả một cách bình dị mà tha thiết tình yêu thiên nhiên và yêu nước sâu nặng. Ở đây chính là sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn của một người thi sĩ với phẩm chất của người chiến sĩ. Một canh, hai canh, lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
  6. DÀN Ý CHO BÀI LUYỆN NÓI • Kết bài: • Khẳng định giá trị của bài thơ và cảm nghĩ của em về bài thơ.